Vì sao Tôn Ngộ Không chỉ đứng thứ 7 trong top 13 cao thủ Tây Du Ký?
Sở hữu 72 phép thần thông biến hóa khôn lường và có cây gậy Như Ý là vũ khí lợi hại, nhưng Tôn Ngộ Không lại không phải là người mạnh nhất trong Tây Du Ký.
Thứ 7: Tôn Ngộ Không
Đứng thứ 7 là nhân vật chính Tôn Ngộ Không. Ngộ không là học trò của Bồ Đề, học được 72 phép biến hóa, có thể cưỡi mây đạp gió, phi được tới 10 vạn 8000 dặm.
Tôn Ngộ Không cũng sở hữu vũ khí lợi hại là gậy Như Ý có thể phóng to thu nhỏ tùy ý. Từng đại náo thiên cung, chiến đấu với thiên quân vạn mã, đưa Đường Tăng thuận buồng xuôi gió đi thỉnh kinh.
Thứ 8: Đại bàng cánh vàng Kim Sí Điểu
Kim Sí Điểu là tam đệ trong ba đại ma vương thống lĩnh núi Sư Đà. Lão đại nguyên là con sư tử vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát. Lão nhị là con voi vật cưỡi của Phổ Hiền Bồ Tát.
Đại bàng cánh vàng có thể bay 11 vạn 3000 dặm, từng đại náo điện Phật ở Tây Thiên. 500 vị La Hán cũng không làm gì được.
Xét về ngồn gốc, Kim Sí Điểu có nguồn gốc cao quý hơn. Từ lúc trời còn hỗn độn, trong các loài biết bay thì Phượng hoàng là chúa của muôn loài.
Phượng hoàng sinh ra Khổng tước và Đại bàng. Khổng tước hung dữ, nuốt cả Như Lai vào bụng. Như Lai rạch xương sống nó chui ra, toan giết chết thì chư Phật đều khuyên can, giết nó cũng như giết mẹ mình. Như Lai sau đó phong cho Khổng tước là Phật Mẫu. Vì vậy, luận vai vế, Đại bàng được xem là cậu của Như Lai.
Thứ 9: Ngưu Ma Vương
Ngưu Ma Vương từng là đại ca kết nghĩa của Ngộ Không, đứng thứ 9. Con trai Hồng Hài Nhi lợi hại như vậy, Ngưu Ma Vương cũng không hề kém cạnh. Về bề ngoài, Ngưu Ma Vương rất to lớn, khỏe mạnh với có thân hình vạm vỡ, rắn chắc. Không những thế, Ngưu Ma Vương cũng thông thạo 72 phép thần thông biến hóa, cộng thêm binh khí là một cây đinh ba bảo bối. Thế nên Ngưu Ma Vương từng giao đấu với ba huynh đệ Tôn Ngộ Không mấy trăm hiệp không thua.
Trong truyền thuyết, Ngưu Ma Vương là một chiến thần siêu việt hơn là Tôn Ngộ Không. Thế nhưng Ngưu Ma Vương đã có vợ con, lại có tận hai bà vợ nên không thể dứt bỏ trần tục để thay Ngộ Không phò tá Đường Tăng đi lấy kinh, sống cuộc đời của của một người tu hành được.
Thứ 10: Na Tra
Trong Tây Du Ký, Na Tra là tam thái tử, có thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, môi đỏ như môi thiếu nữ. Song bản tính của Na Tra nóng nảy, thẳng thắn và thích xen vào chuyện bất bình.
Na Tra tay phải cầm Hỏa Tiêm Thương, tay trái cầm Càn Khôn Khuyên, vai đeo dải lụa Hỗn Thiên Lăng, lưng giắt Cửu Long Thần Tráo và Đả Tiên Kim Chuyên, chân đi bánh xe Phong Hỏa Luân.
Trong Tây Du Ký, Na Tra dùng vòng Càn Khôn lén đánh ngất được Ngưu Ma Vương là do Lão Ngưu đã đánh rất lâu với Ngộ Không trước đó nên thể lực đã suy giảm. Dù vậy, xét về sức mạnh và lợi hại thì Na Tra cũng không phải dạng tầm thường.
Trong Phong thần diễn nghĩa, Na Tra đại náo tứ hải, không có đối thủ, cũng tương tự như Nhị Lang Thần Dương Tiễn, sau này kế nhiệm thiên giới.
Thứ 11: Đà Tháp Thiên vương Lý Tịnh
Đà Tháp thiên vương đứng thứ 11 trong 13 cao thủ của Tây Du Ký. Đà Tháp Thiên vương hay Thác Tháp Thiên vương nguyên là quan Tổng trấn ải Trần Đường dưới thời vua Trụ Vương nhà Thương. Vốn là đệ tử theo học đạo với ông Độ Ách ở núi Côn Lôn, do còn nặng nợ trần gian nên bị đuổi về. Lý Tịnh lấy Ân Thị sinh ra được 3 người con trai là: Kim Tra, Mộc Tra, Na Tra. Cả ba người con trai của Lý Tịnh đều theo Xiển Giáo học đạo.
Dù Thiên vương Lý Tịnh là cha nhưng Na Tra vốn xuất thân là thiên tướng (kiếp trước là pháp bảo Linh Châu của Thái Ất Chân Nhân) nên có sức mạnh lợi hại hơn. Năm đó, khi con trai Na Tra thành tiên thì Thiên vương vẫn chỉ là quan tổng binh Trần đường. Sau được Ngọc Đế trọng dụng, phong làm đệ nhất Nguyên Soái, thống lĩnh tứ thiên môn trăm vạn đại quân.
Thứ 12: Cửu Đầu Trùng
Cửu Đầu Trùng xếp thứ 12. Dù võ công không bằng Tôn Ngộ Không nhưng Cửu Đầu Trùng lại có lợi thế khi chiến đấu dưới nước. Trong khi đó, Ngộ Không không giỏi đánh dưới nước nên bảo Bát Giới đi, tuy nghiên cũng thua thảm hại trở về. Sau đó phải dùng kế dụ Cửu Đầu Trùng lên bờ, mới bị Nhị Lang Quân bắn chết.
Thứ 13: Hoàng Báo quái
Hoàng Bào quái (chồn tinh) xếp vị trí cuối. Trong tiểu thuyết có đề cập: “Mặc dù nói Trư Bát Giới và Sa Tăng đánh nhau với yêu quái 30 hiệp bất phân thắng bại. Tuy nhiên thực tế không phải vậy."
Nếu xét về võ công, đừng nói là 2 người, có khi 20 người cũng không thể đánh lại được yêu quái này. Thực ra, lưỡi đao của tên yêu quái này có thể ngăn được cả gậy như ý của Tôn Ngộ Không. Vì vậy yêu quái này cũng có thể đánh nhau với Tôn Ngộ Không năm, sáu mươi hiệp bất phân thắng bại. Tốc độ và phản ứng của Hoàng Bào quái là đệ nhất ma giới.
Tôn Ngộ Không đánh nhau với Lục Nhĩ Mỹ Hầu để phân biệt thật giả
Dù thần thông quảng đại đến đâu, Tôn Ngộ Không cũng không thể thoát khỏi tay áo của một vị địa tiên – người mà...