Vì sao tất cả nam chính phim kiếm hiệp Kim Dung đều mồ côi cha?
Những đại hiệp vang danh thiên hạ trong tiểu thuyết Kim Dung đều lớn lên không có sự hiện diện của cha ruột.
Theo Sohu, các đại hiệp Kim Dung đều có chung hoàn cảnh mồ côi cha hoặc mẹ: "Trần Gia Lạc, Viên Thừa Chí, Hồ Phỉ, Dương Quá, Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung mồ côi cả cha lẫn mẹ. Quách Tĩnh có mẹ không cha, Kiều Phong có cha không mẹ, Đoàn Dự và Hư Trúc còn cha mẹ nhưng không hay biết. Khổ nhất là Thạch Phá Thiên đến cha mẹ là ai cũng không biết. Mông lung nhất là Vi Tiểu Bảo, cha có thể là bất cứ ai trong số người Hán, Mãn, Hồi, Mông, Tây Tạng..."
Thậm chí, có những đại hiệp tưởng mình có cha nhưng lại không phải là cha ruột. Theo đó, phải kể đến nhân vật Kiều Phong trong tác phẩm "Thiên Long Bát Bộ". Anh tưởng cha mình là lão nông họ Kiều hiền lành, hoá ra cha anh là Tiêu Viễn Sơn - một kẻ tà đạo, giết người không chớp mắt. Đoàn Dự được vương gia Đoàn Chính Thuần nuôi dưỡng nhưng lại là con ruột của Đệ nhất đại ác nhân Đoàn Diên Khánh.
Trương Vô Kỵ đau đớn tột cùng khi cha mẹ ra đi cùng lúc trong "Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký".
Trên thực tế, những điều tác giả Kim Dung lột tả trong tiểu thuyết đều xuất phát từ đạo hiếu truyền thống của người Trung Quốc. Trong đạo hiếu của người Hoa thì khi cha mẹ còn sống, con cái không thể đi xa. Tuy nhiên, để hành tẩu giang hồ thì các anh hùng cần phải đi ngao du khắp nơi, bởi vậy tác giả chỉ còn cách để những vị đại hiệp này phải mồ côi cha mẹ.
Những đại hiệp trong tiểu thuyết Kim Dung đều lớn lên không có sự hiện diện của cha hoặc mẹ ruột.
Mặt khác, các đại hiệp muốn gây dựng tên tuổi đều phải trải qua tất cả khổ nạn trong đời ngay từ khi còn nhỏ. Kim Dung rất thích đặt nhân vật chính của mình trong một hành trình trưởng thành. Những sự va chạm và bài học sẽ khiến nhân cách nhân vật được hiện thực hóa. Qua những tập phim kiếm hiệp Kim Dung, khán giả được chứng kiến từng bước ngoặt, cảm xúc hỉ nộ ái ố của người anh hùng.
Thêm một lý do nữa, việc có mối quan hệ không suôn sẻ với người cha của mình cũng thúc đẩy các mâu thuẫn, đặt ra cho nhân vật chính nhiều nghịch cảnh, buộc họ phải lựa chọn. Có người sùng kính, ngưỡng mộ chỉ mong nối chí cha, có người lại oán hận, căm thù cha ruột. Điều đó giúp Kim Dung thoả sức sáng tạo cốt truyện và tạo ra những điểm cao trào, kịch tính.
Việc để các đại hiệp có xuất thân mồ côi là một thủ pháp nghệ thuật của nhà văn Kim Dung.
Nhìn theo quan điểm của thế giới võ thuật thì ân oán mới là điều quan trọng nhất. Oán hận chính là nền tảng, động lực để luyện võ, còn ân là ánh sáng thiện lương trong lòng mỗi đại hiệp. Cái ân đến từ những cao thủ cùng thời, từ tình cảm yêu đương nam nữ, từ ơn cứu mạng của bạn bè... Trong thế giới võ thuật hầu hết tác giả sẽ tập trung nói về ba điểm này, còn tình cha mẹ không thường được chú tâm đến.
Ngoài việc là một thủ pháp văn chương, bi kịch mồ côi cha của các đại hiệp trong truyện Kim Dung cũng có nguyên nhân từ chính cuộc đời tác giả. Cha của Kim Dung là Tra Thụ Huân, trong các bản ghi chép khác còn có tên là Tra Mậu Trung. Gia tộc của Kim Dung là một danh gia vọng tộc ở Chiết Giang. Trong từ đường họ Tra còn treo ngự bút của Khang Hy hoàng đế. Họ Tra là một trong những gia tộc lớn nhất ở Giang Nam, có lịch sử nghìn năm từ những triều đại Đường, Tống…
Bi kịch mồ côi cha của các đại hiệp trong truyện Kim Dung cũng có nguyên nhân từ chính cuộc đời của tác giả.
Tuy nhiên, người ta gán cho cha ông bốn tội danh kháng lương (không chịu nộp lương thảo), chứa chấp thổ phỉ, âm mưu sát hại cán bộ, bịa đặt phá hoại, tạo tin đồn thất thiệt. Tra Thụ Huân bị kết tội là địa chủ bất hợp pháp, phải chịu xử bắn.
Nỗi đau mất thân phụ ấy trở thành nỗi ám ảnh lớn trong cuộc đời Kim Dung, sau này lại trở thành cảm hứng chắp bút cho ông. Do vậy, những nhân vật chính trong các tác phẩm kiếm hiệp của ông đều có chung một cuộc hành trình tìm cha đầy gian khó.
Nguồn: [Link nguồn]
"Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2022" với sự tham gia của dàn diễn viên nổi tiếng như Lâm Phong, Cổ Thiên Lạc, Văn Vịnh San,...