Vì sao sau khi thỉnh được kinh, Bồ Tát lại thất hứa với Trư Bát Giới?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

4 thầy trò Đường Tăng đã cùng nhau trải qua nhiều năm đi lấy kinh vất vả, nhưng sau cùng chỉ có Trư Bát Giới là người duy nhất không trở thành Phật. Lý do vì sao?

Dù phim đã phát sóng nhiều năm nhưng những nhân vật, chi tiết thú vị trong Tây Du Ký vẫn được khán giả đưa ra thảo luận.

Dù phim đã phát sóng nhiều năm nhưng những nhân vật, chi tiết thú vị trong Tây Du Ký vẫn được khán giả đưa ra thảo luận.

Xem bộ phim kinh điển Tây Du Ký 1986, hẳn chúng ta đều biết 4 đệ tử của Đường Tăng đều không phải những nhân vật tầm thường. Họ đều là những nhân vật xuất sắc nhất, tinh quái nhất trong giới yêu quái. Trong số đó, Trư Bát Giới là đồ đệ đặc biệt nhất. Khác với nhị sư huynh Sa Tăng bị lừa vào đội ngũ đi lấy kinh, khác với số phận éo le của Tôn Ngộ Không hay thậm chí là Bạch Long Mã, trước khi đi thỉnh kinh, Trư Bát Giới đã từng trải qua một cuộc sống vô cùng hạnh phúc.

Thứ nhất, Bát Giới không phải lo sợ cái chết vì vốn một vị tiên giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái ở Thiên Đình, không bị hạn chế tự do cũng như phải chịu bất cứ hình phạt nào.

Trư Bát Giới trong Tây Du Ký 1986.

Trư Bát Giới trong Tây Du Ký 1986.

Trước khi trở thành nhị đồ đệ của Đường Tăng, Trư Bát Giới từng là Thiên Bồng Nguyên Soái trên Thiên đình và có cuộc sống sung sướng ở hạ giới.

Trước khi trở thành nhị đồ đệ của Đường Tăng, Trư Bát Giới từng là Thiên Bồng Nguyên Soái trên Thiên đình và có cuộc sống sung sướng ở hạ giới.

So với Trư Bát Giới, những đồ đệ còn lại của Đường Tăng đã phải chịu đựng những trừng phạt nặng nề nhất: Đại sư huynh Tôn Ngộ Không bị Phật Tổ giam ở núi Ngũ Hành Sơn những 500 năm, tam đệ Sa Tăng mỗi ngày đều phải chịu đựng ngàn mũi tên đâm xuyên ngực. Trư Bát Giới lúc đầu tuy chỉ là môt "trư linh" nhưng vẫn sống những ngay tự do tự tại và thoải mái hơn rất nhiều so với các sư huynh sư đệ của mình.

Thứ hai, không chỉ có sống những ngày tháng an nhàn, vị đồ đệ thứ hai của Đường Tăng còn là người "giàu" nhất. Bát Giới có hang động của riêng mình ở núi Phúc Linh. Khi bị đày xuống hạ giới, Bát Giới còn khiến cho việc kinh doanh của trang trại gia đình nhà họ Cao thêm phát triển. Có thể nói là cuộc sống của vị đồ đệ này trôi qua không phải bao giờ phải bận tâm đến vấn đề cơm áo gạo tiền.

Sa Tăng và Bạch Long Mã cũng có chỗ ở riêng nhưng đều là những địa phương với điều kiện khó khăn, tài nguyên khan hiếm, hoang vắng như thời nguyên thủy. Có thể nói, trong số các đệ tử, Trư Bát Giới là người tự do và có cuộc sống sung túc phú quý nhất.

Dù Tôn Ngộ Không có Hoa Quả Sơn nhưng sau khi đại náo thiên cung thất bại và chịu trừng phạt thì Tề Thiên Đại Thánh cũng mất quyền kiểm soát "đại bản doanh" của mình và nơi này sau đó đã bị bỏ hoang trong rất nhiều năm.

Chính vì những lý do trên mà ban đầu Bát Giới không hề muốn đi thỉnh kinh. Nhưng khi thuyết phục họ Trư cùng Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh, Bồ Tát vừa khuyên nhủ gây dựng tiền đồ vô lượng, đắc đạo thành tiên, thành Phật, vừa hứa hẹn về tương lai thoát khỏi hình hài nửa người nửa lợn, có được cơ thể và ngoại hình như mình hằng mong muốn, chưa kể còn được đi nhiều nơi, ăn đủ mỹ vị nhân gian.

Dù ban đầu không muốn nhưng cuối cùng Trư Bát Giới vẫn bị Quan Thế Âm Bồ Tát thuyết phục thành công, đi theo Đường Tăng lên đường thỉnh kinh.

Dù ban đầu không muốn nhưng cuối cùng Trư Bát Giới vẫn bị Quan Thế Âm Bồ Tát thuyết phục thành công, đi theo Đường Tăng lên đường thỉnh kinh.

Sau khi "xuôi tai", Trư Bát Giới dù nhiều lần nản chí, đòi "chia hành lý" khi gặp khó khăn trong quá trình đi thỉnh kinh nhưng vì nghĩ lại những "lợi ích" sau này mà gắng sức đến được Tây Thiên. Ấy vậy mà chỉ nhận được chức Tịnh Đàn Sứ Giả, Trư Bát Giới bức xúc than thở với Phật Tổ và được ngài dỗ dành: "Phàm các việc Phật, ta giao cho ngươi làm tịnh đàn cũng là một chức phẩm có được ăn uống, sao lại không tốt?".

Vì sao sau khi thỉnh được kinh, Bồ Tát lại thất hứa với Trư Bát Giới? - 5

Dù vậy, việc Bát Giới không thể về lại hình hài con người khiến nhiều người không khỏi thắc mắc. Nguyên nhân là bởi tội lỗi trong quá khứ quá nặng, cộng thêm quá trình đi thỉnh kinh không nghiêm túc, nhiều lần đòi bỏ về.

Sau này, chính nam diễn viên thủ vai Trư Bát Giới là Mã Đức Hoa đã cho biết, 4 thầy trò Đường Tăng là biểu tượng cho nhân sinh, trong đó Trư Bát Giới là đại diện cho dục vọng và lòng tham của con người. Ông nói: "Dục vọng của con người mãi mãi không thể thay đổi. Con người chỉ có thể cố gắng nỗ lực để lấn át dục vọng phần nào. Trong cuộc sống, tôi luôn nghĩ phải bỏ bớt những sân si, đố kỵ để sống tốt". Do đó, việc để Trư Bát Giới thành Phật sẽ là không hợp với ý nghĩa mà bộ phim muốn truyền tải.

Trong phim, Tôn Ngộ Không vì đại náo thiên cung mà bị Phật Tổ Như Lai nhốt 500 năm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên, trên thực tế, tại Trung Quốc không có ngọn núi nào có tên như vậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tùng Lâm (t/h) ([Tên nguồn])
Tây Du Ký 1986: Chuyện giờ mới kể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN