Vì sao mái ngói ở Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ, sáng bóng trong suốt 600 năm?
Có hai lý do khiến mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ và toát lên vẻ uy nghiêm dù đã qua hơn 600 năm.
Tử Cấm Thành là một kiệt tác kiến trúc của Trung Quốc. Hơn 600 năm qua, mái nhà của Cố cung vẫn luôn “sạch bong, sáng bóng”. Ngoài việc thường xuyên quét dọn, điều quan trọng hơn là cách thiết kế cấu trúc của hoàng cung này vô cùng tinh tế.
Tử Cấm Thành được bắt đầu xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ tư (1407) dưới triều Minh Thành Tổ. Ban đầu, cung điện này được xây dựa theo kiến trúc cung điện nhà Minh ở Nam Kinh, sau 13 năm thì hoàn thành và trở thành thủ phủ của hai triều đại Minh – Thanh. Ngày nay, nơi đây trở thành di tích lịch sử văn hóa vô giá của Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền cũng coi như đây là một bảo tàng khổng lồ lưu giữ nhiều kiến trúc và cổ vật nên Tử Cấm Thành còn coi là Viện bảo tàng Cố Cung.
Tử Cấm Thành vô cùng rộng lớn với diện tích 720.000 m2.
Từ những thước phim trên màn ảnh cũng phần nào thấy được quy mô, sự thịnh vượng, uy quyền của những vương triều trong lịch sử Trung Hoa. Khuôn viên Tử Cấm Thành được chia làm 2 phần là tiền triều (nơi làm việc, nghị sự, sinh sống của hoàng đế) và hậu cung (nơi ở của các thành viên khác trong hoàng gia) với tổng diện tích lên tới 720.000 m2.
Có một điều chúng ta dễ nhận thấy là hầu như tất cả các bức tường trong Tử Cấm Thành đều được sơn màu đỏ, phần mái lại được sơn màu vàng. Bởi lẽ, với công trình có một diện tích lớn, hoành tráng như Tử Cấm Thành, để làm sạch các phần mái nhà bằng sức người hay công nghệ là một điều không hề dễ dàng. Chưa kể toàn bộ kiến trúc ở đây được xem như bảo vật, khó có thể tùy tiện làm sạch thô sơ hay thay thế.
Toàn bộ ngói trên mái nhà trong Tử Cấm Thành đều có màu vàng.
Các dãy mái nhà trong Tử Cấm Thành sẽ có cơ chế "tự vệ" bởi chúng được sơn vàng. Về mặt tâm linh, màu vàng tượng trưng cho mệnh Thổ, tức đại diện cho đất đai. Người Trung Quốc coi đất đai là nguồn gốc quan trọng của vạn vật trong thiên hạ nên cung điện phải lấy màu vàng làm chủ đạo. Màu vàng cũng tượng trưng cho sự sa hoa, vẻ hào nhoáng của hoàng gia.
Về mặt khoa học, việc sơn mái nhà màu vàng trên một diện tích quá lớn như vậy sẽ tạo ra sự tương phản với bầu trời xanh. Màu vàng dưới ánh nắng sẽ khiến bất cứ đàn chim nào di cư qua khu vực Tử Cấm Thành đều bị chói mắt, hạn chế khả năng quan sát và mất phương hướng. Do đó, khuôn viên Tử Cấm Thành rất ít có đàn chim bay qua, giảm thiểu tối đa việc phân chim làm bẩn khu vực tôn nghiêm của hoàng gia. Nói cách khác, việc sơn mái nhà màu vàng là rất hợp lý về mặt khoa học lẫn văn hóa tâm linh.
Nhìn kỹ, lớp mái của những cung điện đều rất dốc.
Mặt khác, loại ngói lát trên nóc các tòa nhà Tử Cấm Thành không chỉ được sản xuất đơn thuần. Cụ thể, ngói được tráng lớp men gọi là "men lưu ly", khiến cho đất hay phân chim, phân côn trùng rất khó lưu lại. Thiết kế của mái cũng có độ dốc đủ để chất bẩn trôi xuống mà không bị dính trên mái quá lâu. Su đó thì các cung nữ có nhiệm vụ dọn sạch những thứ rơi từ trên xuống làm vấy bẩn hoàng cung.
Hơn nữa, khi thiết kế, các nhà xây dựng còn hạn chế trồng các cây quá lớn bên trong để tránh chim, côn trùng làm tổ. Xung quanh khuôn viên Tử Cấm Thành cũng không cho phép nuôi chim. Ngoài ra, việc vệ sinh các công trình trong Tử Cấm Thành cũng được giám sát chặt chẽ để giữ nó luôn có tính thẩm mỹ cao nhất.
Khuôn viên trong Tử Cấm Thành không có cây xanh.
Tử Cấm Thành được tái hiện rõ nét trong các thước phim cổ trang có màu sắc thâm trầm, lộng lẫy của cung đình và cũng đầy sự trói buộc, phép tắc. "Mạt đại hoàng đế" (The last emperor) là bộ phim cuối cùng được quay tại các cung điện chính của Tử Cấm Thành. Đạo diễn Bernardo Bertolucci là người đầu tiên và duy nhất có đặc quyền quay phim tại điện Thái Hòa (hay điện Kim Loan) - cung điện lớn nhất trong Tử Cấm Thành, mang ý nghĩa tượng trưng cho quyền lực của vua chúa, nơi các triều đại Minh, Thanh tổ chức lễ đăng cơ và đại lễ thành hôn.
Đoàn phim xin cấp phép trước khi Bộ Văn hóa Trung Quốc ban hành quy định cấm quay phim trong các di sản kiến trúc mang tầm quốc tế. Kể từ năm 1949, đây là dự án phim nước ngoài đầu tiên được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ trong quá trình thực hiện.
Video: Cảnh vua Phổ Nghi lên ngôi hoàng đế lúc mới 2 tuổi trong "Hoàng đế cuối cùng".
Theo Sina, Ban quản lý Tử Cấm Thành giám sát chặt công tác của đoàn phim. Có lần, tài tử tên tuổi người Anh Peter O'Toole quên mang thẻ ra vào nên đã bị chặn ngoài cổng. Các chuyến viếng thăm, tham quan Tử Cấm Thành cũng bị hoãn để ưu tiên cho đoàn phim. Trần Xung, nữ diễn viên đóng vai hoàng hậu Uyển Dung chia sẻ: "Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối tôi được đi trong Tử Cấm Thành không một bóng du khách, nghe được tiếng giày của mình vang trên thềm".
Theo Thepaper, bản công chiếu ở Trung Quốc chỉ cắt một số cảnh nhạy cảm, các nội dung khác đều được bảo lưu. Phim gây tiếng vang lớn, được đề cử chín giải Oscar năm 1988 và thắng tất cả đề cử. Sakamoto Ryūichi, bậc thầy âm nhạc người Nhật, phụ trách nhạc nền của bộ phim, từng chia sẻ về kỷ niệm khi làm phim: "Nhìn kiến trúc hoa lệ, cung điện và những bức tường đỏ, tôi nghĩ hoàng đế đang sống ở đây. Tôi vẫn nhớ tiếng của gió, cảm nhận được sự bi thương và cô độc"
Khung cảnh uy nghiêm trong Tử Cấm Thành của đại điển phong hậu trong phim "Hậu cung Như Ý Truyện".
"Diên Hy công lược" và "Hậu cung Như Ý Truyện" cũng là một bộ phim lấy bối cảnh nhà Thanh công chiếu trong năm 2018 và được đông đảo khán giả đón nhận. Bộ phim tập trung khai thác khía cạnh sinh hoạt thường nhật của Tử Cấm Thành. Cuộc sống của các tần phi xa hoa, phủ trong nhung lụa với các chi tiết được khắc họa tỉ mỉ.
Bối cảnh trong Tử Cấm Thành trên phim được phục dựng tại trường quay lớn nhất Châu Á - Hoành Điếm. Các khung cảnh bên trong Tử Cấm Thành như Dưỡng Tâm Điện (nơi vua ở và làm việc), Trường Xuân Cung (chỗ ở của Hoàng Hậu), Thọ Kang Cung (chỗ ở của thái hậu) và cung của các phi tần khác cũng được tái hiện chân thực.
Nguồn: [Link nguồn]
Những chiếc giếng ở Tử Cấm Thành ban đầu được đào để cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt nhưng sau đó nhanh chóng bị "thất sủng".