Vì sao không ai dám làm lại bộ phim chỉ có duy nhất 1 bản của Kim Dung?

Đây là tác phẩm duy nhất của cố nhà văn chỉ có một phiên bản phim ảnh.

Nhắc đến phim kiếm hiệp không thể không nhắc tới hàng loạt tác phẩm đình đám của cố nhà văn Kim Dung. Ông là cha đẻ của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Xạ điêu tam khúc (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký), Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký, Hiệp khách hành, Thư kiếm ân cừu lục, Tuyết sơn phi hồ, Bích huyết kiếm...

Hầu hết các tác phẩm của Kim Dung được giới phim ảnh remake (làm lại) nhiều lần. Tuy nhiên, tác phẩm duy nhất của Kim Dung chỉ có một phiên bản phim ảnh là Việt nữ kiếm. Bộ phim Việt nữ kiếm được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của cố nhà văn, phát hành năm 1986 do đài ATV sản xuất.

"Việt nữ kiếm" 1986 là tác phẩm duy nhất của Kim Dung chỉ có một phiên bản được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên.

"Việt nữ kiếm" 1986 là tác phẩm duy nhất của Kim Dung chỉ có một phiên bản được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên.

Tới nay, sau 33 năm, bộ phim vẫn chưa bao giờ có phiên bản thứ 2. Mới đây, tờ Toutiao đã giải thích những lý do khiến các nhà làm phim e ngại không muốn làm lại Việt nữ kiếm. Bài viết trên tờ Toutiao thu hút sự chú ý của cư dân mạng cùng những bình luận trái chiều.

Việt nữ kiếm bản 1986 do "nữ thần kungfu Hong Kong" Lý Trại Phượng và Nhạc Hoa đóng chính. Bộ phim lấy bối cảnh thời Chiến Quốc, có nhiều nhân vật thật như Phạm Lãi, Tây Thi.... Phim kể về mối tình đơn phương của A Thanh (Lý Trại Phượng) một kiếm nữ nổi tiếng với Phạm Lãi (Nhạc Hoa), một danh sĩ nổi tiếng thông tuệ, có vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. Trong một lần đi dạo, Phạm Lãi gặp tám kiếm sĩ nước Ngô. Tám người này ngang ngược chém chết đàn dê của cô gái tên A Thanh và đòi giết cô. Nhưng chỉ với bốn động tác, A Thanh đã hạ được 2 tên. Phạm Lãi thấy vậy bèn đi theo A Thanh muốn đền đàn dê cho cô đồng thời dò hỏi ai là người dạy A Thanh kiếm pháp. Biết A Thanh không truyền kiếm pháp cho người khác, Phạm Lãi triệu 80 kiếm sĩ giỏi nhất để đấu với cô. Tuy nhiên, họ đều bị cô đánh trọng thương sau vài đường múa gậy.

Sau này, A Thanh bỏ đi biệt tích khiến Phạm Lãi tìm khắp nơi nhưng không thấy bóng dáng cô gái chăn dê. Dù không học được kiếm pháp song 80 kiếm sĩ này cũng nhìn được động tác của A Thanh. Trên nền tảng đó, họ đã sáng tạo ra kiếm pháp cho quân đội, giúp Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. Lúc này, Phạm Lãi vui mừng dẫn binh tiến vào hậu cung của Ngô Vương để gặp Tây Thi, bất ngờ nghe thấy tiếng dê. Bên ngoài, A Thanh hô vang đòi giết Tây Thi. Lúc này, Phạm Lãi mới nhận ra A Thanh đã yêu mình. Tuy nhiên, sau khi gặp Tây Thi, choáng váng trước vẻ đẹp của đệ nhất mỹ nữ, A Thanh đã bỏ đi. Kết cục, Phạm Lãi bỏ lại tất cả, đưa Tây Thi đi bơi thuyền trên Thái Hồ, cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, sống cuộc đời phóng khoáng tự do, ung dung tự tại.

"Nữ thần kungfu" Lý Trại Phượng đảm nhận vai chính.

"Nữ thần kungfu" Lý Trại Phượng đảm nhận vai chính.

Theo Toutiao, lý do đầu tiên khiến Việt nữ kiếm khiến các đạo diễn, nhà sản xuất e dè vì cái kết không viên mãn. A Thanh và Phạm Lãi có tình cảm với nhau nhưng duyên phận không thành. Trải qua bao khó khăn vất vả, cả hai không ở bên nhau.

Việt nữ kiếm 1986 chỉ dài 20 tập - một con số được cho là không phù hợp với thể loại phim truyền hình hay web-drama hiện tại. Hầu hết, những bộ phim cổ trang hay hiện đại của Trung Quốc ngày nay đều có số tập ít nhất từ 50 - 60 tập với tình tiết kéo dài lê thê. Đơn cử như Như Ý truyện ban đầu có 120 tập nhưng bị cắt còn 87 tập.

"Việt nữ kiếm" khiến nhiều nhà làm phim e ngại không muốn làm lại phiên bản thứ 2 vì có nhiều lý do.

"Việt nữ kiếm" khiến nhiều nhà làm phim e ngại không muốn làm lại phiên bản thứ 2 vì có nhiều lý do.

Số tập trong phim truyền hình ngày nay bị nhiều khán giả lo ó vì cho rằng quá dài, biên kịch cố tình "bôi thêm" tình tiết nội dung phim dần trở nên vô lý. Theo Toutiao, với thời lượng 20 tập, nội dung ngắn gọn không có gì kịch tính, việc làm lại Việt nữ kiếm là không khả quan. Nếu bỏ ra một số tiền làm Việt nữ kiếm chi bằng các nhà sản xuất sẽ cân nhắc làm lại Xạ điêu tam khúc (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký) có sức ảnh hưởng, gây chú ý và thu hút được nhà đầu tư.

Lý do thứ hai, diễn xuất của dàn diễn viên chính trong Việt nữ kiếm 1986 được đánh giá cao. Lý Trại Phượng vừa có sắc vừa có tài, diễn ra một A Thanh vừa dễ thương vừa bản lĩnh. Nếu làm lại Việt nữ kiếm, việc casting diễn viên nữ đóng vai A Thanh của nữ thần kungfu được cho là vô cùng khó. Mặc dù làng giải trí Hoa ngữ có nhiều tiểu hoa đán xinh đẹp, có nhan sắc, khí chất... nhưng để so sánh với Lý Trại Phượng lại là một điều không tưởng.

Việc catsing nữ chính là một trong những nguyên nhân khiến phim khó được làm lại.

Việc catsing nữ chính là một trong những nguyên nhân khiến phim khó được làm lại.

Ngoài việc casting diễn viên, việc thêm thắt nội dung ra sao cho đủ 60 tập phim cũng là một vấn đề hóc búa với giới biên kịch. Chỉ tính riêng hai điểm này, Việt nữ kiếm muốn làm lại đều vô cùng khó. Thứ ba, việc làm lại một bộ phim kinh điển thường sẽ bị đặt lên bàn cân so sánh.

Thập niên cuối những năm 80, dù điều kiện quay phim thô sơ, nhưng xét về chất lượng phim ảnh không hề tệ. Kịch bản phim hấp dẫn, diễn viên đóng "chắc tay" đáp ứng được cả phần nhìn lẫn nội dung. Hơn nữa, phim truyền hình làm lại luôn khó, khán giả luôn thích so sánh với phiên bản đầu tiên. Do đó, yêu cầu với kịch bản càng khắt khe hơn. Điều này khiến nhiều nhà làm phim e ngại không dám làm lại Việt nữ kiếm của Kim Dung.

Kim Dung sửa lại đoạn kết ”Thiên long bát bộ”: Vương Ngữ Yên bỏ Đoàn Dự vì lý do không ngờ

Ở bản sửa đối lần cuối, Vương Ngữ Yên đã quay trở về bên Mộ Dung Phục.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Phương (Theo Toutiao) ([Tên nguồn])
Tác giả truyện kiếm hiệp huyền thoại Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN