Trương Phi hét 1 tiếng đẩy lui vạn quân địch: Bí mật khó ngờ trong "Tam quốc diễn nghĩa"

Trong "Tam quốc diễn nghĩa", không ít tướng lĩnh có khả năng đơn đả độc đấu. Trương Phi, mãnh tướng của Lưu Bị, là một ví dụ điển hình.

Trương Phi được biết đến là võ tướng sở hữu tính cách nóng như lửa nhưng bản chất thật thà. Tên tuổi của ông gắn liền với thần tích hét lớn khiến Hạ Hầu Kiệt vỡ mật mà chết.

Sức mạnh tiếng hét của Trương Phi

Tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" năm 2010 cũng khắc họa chân thực phân cảnh về tiếng thét của Trương Phi (Khang Khải) khiến kẻ thù vỡ mật. Lúc giao tranh tại Đương Dương – Trường Bản, trước thế tấn công mãnh liệt của Tào Tháo, quân của Lưu Bị thua chạy tan tác mỗi người một nơi. Lưu Bị sai Trương Phi mang 20 kỵ binh đi chặn hậu, ngăn cản quân Tào.

Video: Trương Phi (Khang Khải) đơn thương độc mã trên cầu Trường Bản để chặn đại quân Tào trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" năm 2010. 

Trương Phi đợi Lưu Bị cùng mọi người đi kịp sang sông rồi mới đứng lên chặn quân địch ở đầu cầu Trường Bản. Mắt nhìn thấy 30 vạn đại quân của Tào Tháo sắp tiến đến, có người hỏi tại sao không trốn chạy, Trương Phi chỉ cười mà đáp: "Ngô bất kiến chúng quân, chỉ kiến Tào Tháo" (Không nhìn quân đội chỉ nhìn Tào Tháo).

Khi quân Tào Thuần truy kích đuổi đến nơi, một mình Trương Phi hùng dũng đứng cầm xà mâu quát lớn: "Ngô nãi Yến nhân Trương Dực Đức, thùy cảm cộng ngô quyết tử" (Ta là người Yến, tên gọi Trương Dực Đức, ai dám cùng ta quyết tử). Thanh âm lớn như sét đánh bên tai khiến cây cầu bị phá vỡ, tên tướng của Tào Tháo Hạ Hầu Kiệt cũng vỡ mật mà chết. Tào Thuần sợ Trương Phi có kế khác nên không dám liều lĩnh sang đánh.

Tiếng hét của Trương Phi có uy lực dũng mãnh, tiêu diệt được tên tướng của quân Tào.

Tiếng hét của Trương Phi có uy lực dũng mãnh, tiêu diệt được tên tướng của quân Tào.

Sở dĩ tiếng hét của Trương Phi không chỉ có thể khiến một tướng Tào vỡ mật mà chết mà còn đẩy lui được hàng vạn quân bởi vì 3 lý do. Thứ nhất, Trương Phi không hề sợ hãi, thậm chí còn có kế nghi binh. Mãnh tướng này khi đó một mình đứng trên cầu Trường Bản, đối mặt với đại quân hàng vạn người cùng nhiều tướng lĩnh của Tào Tháo mà không hề tỏ ra sợ hãi. Chính sự tự tin này của Trương Phi khiến Tào Tháo nghi ngờ.

Thứ hai, Trương Phi có võ nghệ cao cường nên các võ tướng xung quanh Tào Tháo lúc bấy giờ khó lòng địch nổi. Võ lực với khả năng địch vạn người của vị tướng họ Trương không còn là điều phải bàn cãi. Bởi trước đó, Trương Phi từng đơn đả độc đấu với "chiến thần" Lã Bố trong nhiều hiệp mà vẫn không phân thắng bại.

Bản lĩnh của Trương Phi khiến quân Tào phải e dè.

Bản lĩnh của Trương Phi khiến quân Tào phải e dè.

Cuối cùng, sau khi Gia Cát Lượng xuất sơn, Tào Tháo không dám coi thường Lưu Bị. Trước khi được Gia Cát Lượng phò tá, tuy Lưu Bị có Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân nhưng trong các trận giao đấu với quân Tào Tháo vẫn thua nhiều, thắng ít. Tuy nhiên, kể từ sau khi Gia Cát Lượng xuất sơn, đồng ý phò tá Lưu Bị, không ít mãnh tướng trong đại quân của Tào Tháo đều lần lượt bị đánh bại.

Hình tượng Trương Phi kinh điển trên màn ảnh

Trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", Trương Phi là một nhân vật được miêu tả là cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én và nóng tính như lửa. Trong số 3 huynh đệ kết nghĩa vườn đào thì Trương Phi sở hữu bộ râu dài và nhiều nhất, giống như một chiếc vòng cổ bằng lông. Để vào vai nhân vật mãnh tướng này trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" năm 1994, Lý Tĩnh Phi được yêu cầu nuôi râu thật dài, từ đó nảy sinh biệt danh "vòng cổ".

Vai diễn Trương Phi của Lý Tĩnh Phi được đánh giá kinh điển nhất màn ảnh Hoa ngữ.

Vai diễn Trương Phi của Lý Tĩnh Phi được đánh giá kinh điển nhất màn ảnh Hoa ngữ.

Dù đảm nhận nhân vật tính nóng như lửa nhưng ngoài đời, Lý Tĩnh Phi lại rất thân thiện và dễ mến. Ông được mọi người trong ê-kíp phim đặc biệt yêu quý. Trong đoàn phim, ông được đặt biệt danh là người nói nhiều và nghịch ngợm nhất. Ngoài vai trò là diễn viên, Lý Tĩnh Phi còn được biết đến với tư cách là đầu bếp. Ông nấu ăn rất ngon và từng được bạn bè khen ngợi.

Ở tuổi xế chiều, nam diễn viên không may bị xuất huyết não dẫn đến tai biến. Gia đình ông không khá giả nên việc chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. Sau đó, Lục Thụ Minh đã kêu gọi, đồng thời cũng tự góp tiền để giúp người đồng nghiệp thân thiết. Ông còn tìm bác sĩ chữa bệnh cho "Trương Phi", sau đó liên hệ đưa ông vào sống trong viện dưỡng lão ở Hà Bắc để được chăm sóc tốt hơn.

Trương Phi ngồi xe lăn hội ngộ cùng đoàn phim "Tam quốc diễn nghĩa" năm 1994.

Trương Phi ngồi xe lăn hội ngộ cùng đoàn phim "Tam quốc diễn nghĩa" năm 1994.

Vào tháng 3/2019, đoàn làm phim "Tam quốc diễn nghĩa" năm 1994 hội ngộ. Ban đầu, người nhà báo do điều kiện sức khỏe nên Lý Tĩnh Phi không thể có mặt. Tuy nhiên, ông bất ngờ xuất hiện vào phút chót khiến nhiều người xúc động.

Quan Vũ ”Tam quốc” ngoài đời cao 2m: Diễn viên thủ vai không được làm điều này trong 10 ngày

Chiều cao của các anh hùng Tam Quốc như Quan Vũ, Lã Bố hay Triệu Vân cũng "ngang ngửa" với các siêu mẫu ngày nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Tổng hợp từ QQ và Sina) ([Tên nguồn])
Diễn viên Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 giờ ra sao? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN