Trung Quốc tự hào về Chiến lang 2 bao nhiêu cũng sẽ e ngại bom tấn này
Hóa ra có những nền điện ảnh mà Hollywood còn phải kiêng nể.
Nếu như bạn thường bị ấn tượng về những bộ phim Ấn Độ dài lê thê cả nghìn tập hoặc phong cách quay cần từng nhân vật và quay chậm đến "mệt người", thì chắc hẳn những kỷ lục gần đây của điện ảnh Bollywood sẽ làm bạn phải ngỡ ngàng.
Baahubali 2 là phim Ấn có doanh thu cao nhất lịch sử nước này
Khác xa với phim truyền hình, dòng phim điện ảnh của Ấn Độ được đánh giá là phát triển rực rỡ, thậm chí vượt mặt cả những nền điện ảnh "có số có má" như Hoa Ngữ hay kể cả Hollywood.
Trung bình mỗi năm, Ấn Độ cho ra mắt trên 2000 bộ phim, gấp đôi điện ảnh Hollywood và gấp ba lần thị trường hàng xóm là Trung Quốc.
Những dẫn chứng này cho thấy, quả thực Ấn Độ là ví dụ hùng hồn của câu "tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi".
Chiến lang 2 phá vỡ nhiều kỷ lục về doanh thu của điện ảnh Hoa ngữ
Khác với những bom tấn đến từ Trung Quốc, thường nặng về phần giải trí, những bộ phim Ấn Độ được yêu thích không chỉ bởi khán giả mà còn bởi các nhà phê bình khó tính nhất.
Ví dụ điển hình cho câu chuyện này là chúng ta hãy đặt lên bàn cân hai tác phẩm bom tấn gần đây nhất của hai đất nước láng giềng: Chiến lang 2 và Baahubali 2.
Điều thú vị là hai bộ phim này đều từng có phần đầu tiên ra mắt vào năm 2015 nhưng phải tới phần tiếp theo trong năm nay thì mới tạo cú nổ lớn.
Trailer bom tấn Ấn Độ Baahubali 2
Tuy nhiên, khác nhau cơ bản giữa hai bộ phim lại là về nội dung. Cùng nói về đề tài chiến đấu, nhưng nếu như Chiến lang tập trung khai thác sự hiếu chiến của Đại Hán thì Baahubali lại đề cao tinh thần chiến đấu hiên ngang, khai thác những bộ sử thi vốn đã là niềm tự hào của người Ấn Độ.
Có lẽ chính vì thế, từ hình ảnh cho tới phục trang và thiết kế của Baahubali dễ khiến người xem liên tưởng tới những đấu trường La Mã thời trung cổ, đặc biệt là bộ phim Võ sĩ giác đấu từng giành giải Oscar.
Tạo hình của Baahubali 2 khá tương đồng với các phim về La Mã
Quy mô sản xuất của hai siêu phẩm cũng chẳng hề kém cạnh nhau khi Ngô Kinh đầu tư khá nhiều kinh phí vào việc thuê tới hơn 1000 diễn viên quần chúng cho các đại cảnh, còn với ekip Baahubali, con số quần chúng cũng lên tới vài nghìn.
Bên cạnh đó, công nghệ CGI cũng được siêu phẩm Ấn Độ sử dụng triệt để trong các cảnh kỹ xảo, nhằm đem tới những hình ảnh mãn nhãn nhất cho người xem.
Chiến lang 2 được gọi là Fast and Furious phiên bản Hoa ngữ
Về mặt doanh thu, nếu như Baahubali 2 xuất sắc trở thành phim Ấn có doanh thu cao nhất lịch sử tính đến thời điểm này với 270 triệu USD, thì Chiến lang 2 cũng không kém cạnh.
Cho đến hiện tại, bộ phim Trung Quốc đã thu về hơn 163 triệu USD và hứa hẹn sẽ còn tiến xa trong những ngày tới vì độ nóng của phim vẫn chưa hề suy giảm.
Kỹ xảo của Bollywood hiện nay không kém gì Hollywood
Dù đều thành công về mặt doanh thu, Chiến lang 2 và Baahubali lại có số phận khác nhau khi được các nhà phê bình "sờ gáy".
Nếu như siêu phẩm Ấn Độ được nhận vô số điểm cao từ các trang đánh giá phim uy tín nước ngoài và nhận nhiều lời có cánh, thì tác phẩm của ngôi sao Hoa ngữ Ngô Kinh lại bị đánh giá là "phim hành động hạng B", bởi lí do quá tập trung vào các màn hành động mà quên đi phần thiếu logic của nội dung.
Phim của Ngô Kinh bị gọi là "hành động hạng B"
Không chỉ nhận điểm 8,6/10 từ trang ImdB, tờ The Guardian của Anh còn gọi Baahubali 2 là sự kết hợp tài tình giữa những cảnh hành động mãn nhãn và một câu chuyện chân thực chinh phục trái tim người xem. Phim cũng thu về gần 20 triệu USD ở thị trường Anh và Bắc Mỹ, trong đó hơn một nửa doanh thu này đến từ Mỹ, và đây cũng là bộ phim Ấn Độ đầu tiên có doanh thu cao như vậy ở nước này.
Trong khi Baahubali 2 thì nhận cơn mưa lời khen từ thế giới
Cùng là hai quốc gia Châu Á có nền điện ảnh phát triển thần kỳ. Tuy nhiên những năm gần đây điện ảnh Trung Quốc khá mất điểm trong mắt khán giả thế giới bởi những bộ phim được cho là quá thiếu đầu tư về nội dung, kèm theo đó là sự phô trương về công nghệ kỹ xảo.
Với Ấn Độ, các nhà làm phim đã cố gắng học hỏi cấu trúc cũng như phong cách phim Tây phương, nhưng vẫn giữ được bản sắc của đất nước mình. Bằng chứng là phần lớn người dân Ấn Độ chỉ thích xem phim nội địa, và đó chắc chắn là điều mà quốc gia nào cũng mong muốn có được trong thời đại này.
Lý do hai thương hiệu đình đám được quảng cáo trong “Chiến lang 2“ khiến nhiều người tò mò.