Tiểu thư nhà giàu tự vẫn vì cha mẹ ép rời xa nhạc sĩ "Con đường xưa em đi"
Vì cha mẹ ép lấy bác sĩ giàu có nhất vùng Nha Trang, tiểu thư Đoàn Thị Sum đã uống thuốc tự vẫn. 10 năm sau nhạc sĩ “Con đường xưa em đi” mới hay chuyện.
Chuyện tình bi thương của cố nhạc sĩ và tiểu thư Đoàn Thị Sum.
Tập 3 Người kể chuyện tình với những ca khúc của cố nhạc sĩ Châu Kỳ, chủ đề Người tình xưa được phát sóng tối 7.12 hé lộ cuộc đời và những mối tình bi thương của cố nhạc sĩ. Vợ của ông, bà Kha Thị Đàng đã tiết lộ “số phận” đằng sau các ca khúc nổi danh của chồng.
Ca sĩ Phú Quí và Thu Trang kết hợp y xúc động với 2 ca khúc Giọt lệ đài trang, Khuya nay anh đi rồi. Hai ca khúc tái hiện mối tình nhỏ gắn với kỷ niệm buồn của Châu Kỳ, đó là chuyện nữ sinh Đoàn Thị Sum ở Nha Trang. Bà yêu Châu Kỳ say đắm, nhưng bị gia đình, mà nhất là bố dượng quyết tâm ngăn cấm.
Thu Trang tái hiện hình ảnh người yêu thuở xưa của nhạc sĩ Châu Kỳ. Phân đoạn ấn tượng nhất là cô uống thuốc độc quyên sinh.
Ba mẹ ép buộc bà phải lấy doctor nổi danh nhất vùng, vì không muốn họ buồn, bà đồng ý. Nhưng trong một đêm mưa gió, cô nữ sinh chung tình, dại dột quyên sinh.
Phú Quí trong vai người nhạc sĩ nghèo trình diễn Giọt lệ đài trang, trong khi đó Thu Trang hóa thân thành Đoàn Thị Sum với số phận bạc mệnh qua ca khúc Khuya nay anh đi rồi. Đây được coi là giai đoạn tăm tối nhất, đau buồn nhất trong cuộc đời cố nhạc sĩ vì mất đi người mình yêu thương.
Không giấu được nước mắt, vợ cố nhạc sĩ Châu Kỳ rưng rưng kể về quá trình ra đời bài hát Giọt lệ đài trang. Theo bà chia sẻ 2 câu cuối trong ca khúc là do bà sáng tác: “Em nhớ xưa rồi em khóc, tôi thoáng buồn thương dòng lệ đài trang”.
Phú Quí và Thu Trang xúc động ôm chầm lấy vợ cố nhạc sĩ.
Vì quá ngưỡng mộ mối tình của chồng và cô gái kia nên bà Kha Thị Đàng đã không cho cô ấy chết. “Ngày cô ấy chết, anh Châu Kỳ không biết gì hết. Mãi đến 10 năm sau đám cưới của chúng tôi, anh ấy dẫn tôi về lại nơi xưa thì mới hay cô ấy đã tự tử. Tôi ra mộ cô và khóc rất nhiều, tôi hứa sẽ làm cho mối tình này sống mãi với thời gian. Chính từ đó ca khúc Giọt lệ đài trang ra đời”, bà Kha Thị Đàng nói.
Giám khảo Thái Châu không hài lòng cách Phú Quí hát Giọt lệ đài trang. “Bản thân anh chưa cảm thấy thấm thía, em nên hát như thế nào để người nghe cảm nhận được khoảng cách hai người. Phú Quí hát hơi sáng, giọng em không được khỏe, dường như vẫn còn ảnh hưởng từ những ngày bị bệnh”. Anh nhận xét về phần ca sĩ Thu Trang: “Cảm xúc tốt nhưng hát chưa đến mức thấm thía, tuyệt vời. Bài hát thể hiện Thu Trang có tình cảm nhưng nghe chưa đã”.
Bà Kha Thị Đàng khóc khi kể chuyện xưa của chồng.
Đau buồn, tuyệt vọng, Châu Kỳ đã bỏ Nha Trang vào Sài Gòn và tìm quên trong men rượu. Cũng trong những ngày tháng đó Châu Kỳ đã sáng tác nên bài hát Tuý ca. Ca khúc được ông viết vào năm 1973 dựa trên phần thơ của thi sĩ Trương Minh Dũng, trong một lần nhạc sĩ Châu Kỳ và nhà thơ cùng ngồi uống rượu với nhau và ngẫm nghĩ về cuộc đời.
Với ca khúc này, Triệu Long hóa thân thành người say để kể lại những nỗi niềm, những tâm sự của cố nhạc sĩ. Giai điệu kịch tính, ca từ khó hiểu, đây được xem là một trong số những bài hát khó hát nhất của nhạc sĩ Châu Kỳ.
Hà Thúy Anh tái hiện chuyện tình của cố nhạc sĩ và vợ.
Hà Thúy Anh kết thúc chương trình với bài hát Con đường xưa em đi, đây chính là bài hát bắt đầu mối lương duyên của nhạc sĩ Châu Kỳ và bà Kha Thị Đàng. Bài hát được sáng tác lúc bà Đàng đang làm việc ở nhà máy giấy Tân Mai, Biên Hòa, Đồng Nai.
Sau lưng nhà máy là một con đường mòn nối liền nơi nghỉ trưa của công nhân và khu vực làm việc. Chính những hình ảnh này đã gợi cảm hứng cho nhạc sĩ viết nên những giai điệu cho bài hát.
Khi nghe bài hát này, bà Kha Thị Đàng dành nhiều lời khen ngợi cho nữ ca sĩ: “Thế hệ trẻ bây giờ hát quá hay. Dòng nhạc này đã theo tôi 60 năm rồi và giờ đã đến lúc giao lại cho các cháu, để các cháu duy trì thêm 60 năm nữa”.
Hà Thúy Anh chiến thắng nhờ ca khúc Con đường xưa em đi.
Danh ca Phương Dung bất ngờ trước sự thể hiện tỏa sáng của Hà Thúy Anh trong đêm thi. Nữ danh ca cho biết, cô không có điều gì để trách Hà Thúy Anh: “Chắc có lẽ vì hôm nay có vợ của cố nhạc sĩ ở đây nên em đã hát xuất thần”.
Nam Cường hoàn thành khá tốt bài hát Thương về miền Trung. Với tạo hình thư sinh, anh tái hiện lại hình ảnh chàng nhạc sĩ trẻ Châu Kỳ trong những ngày đầu xa quê vào Sài Gòn lập nghiệp cùng cuộc gặp gỡ định mệnh với Mộc Lan, nàng ca sĩ gốc Hải Phòng thời ấy.
Cùng nỗi nhớ về miền Trung, nơi chàng trai Châu Kỳ ra đi để lại nổi nhớ mong cho người ở lại, “sầu nữ” Thúy Huyền đã vẽ nên bức tranh buồn về người con gái đêm đêm ngóng đợi người yêu qua ca khúc Sao chưa thấy hồi âm.
Bà Kha Thị Đàng tỏ ra thích thú trước phần thi của Thúy Huyền, bà hóm hỉnh kể lại những kỷ niệm không bao giờ quên khi ra đời bài hát này: “Tôi còn nhớ rất rõ lúc bài hát này phát hành, một hãng băng đĩa muốn độc quyền nên mang nguyên một chiếc xe ô tô đắt tiền đặt trước nhà tôi để thuyết phục. Tất nhiên chúng tôi đồng ý và đó là kỷ niệm rất vui vì là lần đầu được đi xe hơi”.
Tập 4 với những bài hát của nhạc sĩ Quốc Dũng, chủ đề Đường xưa sẽ được phát sóng vào lúc 21h tối 14/12 trên kênh THVL1.
Bà Kha Thị Đàng, vợ nhạc sĩ Châu Kỳ kể về bí mật của Con đường xưa em đi và bật khóc khi chứng kiến những chuyện...