Tiết lộ về cách thái giám xử lý đồ ăn thừa của hoàng đế Trung Hoa sau mỗi bữa ngự thiện

Nhiều người tò mò về cách xử lý các món ăn thừa trên bàn tiệc của vua trong khi thái giám hay cung nữ hầu hạ không dám ăn.

Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc, bên cạnh những pha hành động mãn nhãn, khán giả từng suýt xoa bởi những mâm tiệc thịnh soạn với đầy sơn hào hải vị trên bàn ăn dành cho vua cũng như các hậu cung. Ăn uống là một việc quan trọng với cổ nhân Trung Hoa. Nó mang ý nghĩa lễ nghi và rất nhiều phép tắc. Do đó, cách xử lý đồ ăn thừa của hoàng đế dù trong phim hay ngoài đời thực cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm đến tận ngày nay.

Sự thật về bàn yến tiệc trong phim cổ trang

Khi quay cảnh ăn uống, các diễn viên phải ăn đi ăn lại nhiều lần trong khi phần lớn đồ ăn được chuẩn bị sẽ không thể bổ sung hay thay mới hoàn toàn. Vì thế món ăn dù ngon đến đâu để ngoài trời cả ngày cũng bị ôi thiu. Để khắc phục điều này, các nhà làm phim Trung Quốc đã nghĩ ra rất nhiều ý tưởng độc đáo.

Các món ăn bày biện hoành tráng nhưng chưa hẳn là "đồ thật".

Các món ăn bày biện hoành tráng nhưng chưa hẳn là "đồ thật".

Đối với đồ ăn thật bị nguội khi quay, người ta sẽ đổ nước nóng hoặc phết một lớp dầu ăn lên trên để tạo cảm giác như vừa mới nấu. Trong Chân Hoàn truyện, vua Ung Chính (Trần Kiến Bân) từng phải cố nuốt một miếng đồ ăn có mùi vị kỳ lạ do hoàng hậu Nghi Tu (Thái Thiếu Phân) gắp cho.

Bên cạnh đó, vẫn đề kinh phí luôn là ưu tiên hàng đầu của các đoàn phim. Dù là những tác phẩm lớn, được đầu tư tiền "khủng" thì vẫn cần phải chi tiêu cho hợp lý. Đây cũng là lý do khiến những bữa ăn trong phim dù trông có xa hoa đến mấy cũng không hẳn là "đồ thật".

Đằng sau những cảnh ăn uống trên phim Hoa ngữ còn có hàng loạt bí mật không phải ai cũng biết.

Đằng sau những cảnh ăn uống trên phim Hoa ngữ còn có hàng loạt bí mật không phải ai cũng biết.

Các nhà làm phim còn sử dụng đồ ăn bằng nhựa để có thể tái sử dụng nhiều lần. Cũng trong hậu trường bộ phim Chân Hoàn Truyện, Trần Kiến Bân chia sẻ ông từng suýt "mẻ răng" khi đưa lên miệng cắn miếng tôm bằng nhựa.

Cách xử lý đồ ăn thừa của nhà Vua

Tại Trung Quốc vào thời cổ đại, Hoàng đế là người nắm giữ địa vị chí cao vô thượng. Cũng bởi vậy mà mọi phương diện sinh hoạt hàng ngày của họ đều được chăm lo vô cùng cẩn thận, đặc biệt là trên phương diện ăn uống.

Chuyện ăn uống của các Hoàng đế Trung Hoa đến nay được sử sách ghi chép là tốn rất nhiều ngân sách quốc gia. 

Chuyện ăn uống của các Hoàng đế Trung Hoa đến nay được sử sách ghi chép là tốn rất nhiều ngân sách quốc gia. 

Sơn hào hải vị, mĩ thực nhân gian đều tập trung trên bàn tiệc 200 món của hoàng đế. Gạo nấu cơm cho hoàng đế được giã từ loại lúa đặc biệt, có 3 màu vàng, trắng, tía, hoặc dùng loại gạo tiến vua. Ngoài ra, các địa phương mỗi năm còn theo quy định mà dâng các loại nai, đuôi hươu, gân hươu, tay gấu, heo rừng, xương hổ, yến sào, vi cá, hải sâm…

Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng là món yêu thích của các đế vương. Cả bàn ăn nhưng có nhiều món hoàng đế không hề đụng đũa đến. Điều đó có nghĩa sau mỗi bữa ăn của hoàng đế, sẽ có rất nhiều đồ thừa. Những món ăn này không bao giờ được đổ đi bởi hầu hết các vị vua rất tiết kiệm, làm gương cho thần dân.

Các cung nữ và thái giám không dám ăn lại đồ ăn thừa của nhà vua vì sợ "khi quân phạm thượng".

Các cung nữ và thái giám không dám ăn lại đồ ăn thừa của nhà vua vì sợ "khi quân phạm thượng".

Theo Qulishi, sau khi hoàng đế dùng bữa, lượng thức ăn còn dư trong mỗi bữa ngự thiện sẽ được xử lý theo 2 cách phổ biến. Đầu tiên, thái giám theo lệnh vua ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên. Đối tượng được ban thưởng các món sơn hào hải vị trong bữa cơm của nhà vua chủ yếu là phi tử hoặc đại thần. Đối với các phi tần và quan lại, việc được nhà vua ban cho những món ăn được xem là ân huệ lớn lao. Họ coi đó là vinh dự lớn khi được ăn chung với nhà vua.

Trong trường hợp nhà vua không chỉ đích danh ban thưởng thức ăn cho phi tần, quan lại thì các món ăn thừa sẽ được ban cho cung nữ, thái giám. Thực tế, những đối tượng này không tranh đoạt các món sơn hào hải vị ấy để ăn. Thay vào đó, họ sẽ lén lút cất giấu các món ăn thừa của nhà vua rồi mang ra bên ngoài cung để bán cho các tửu điếm lớn.

Những món ăn thừa của nhà vua sẽ được ban thưởng cho các phi tần và quan viên.

Những món ăn thừa của nhà vua sẽ được ban thưởng cho các phi tần và quan viên.

Hoàng đế mỗi bữa cũng chỉ ăn vài miếng, có món gần như còn không đụng đũa, nên người bình thường căn bản đều không nhìn ra được đó là cơm thừa. Hơn nữa, tài nghệ của các đầu bếp trong hoàng cung vốn ít ai có thể so bì. Vậy nên những món ăn ấy thường được rao bán ở bên ngoài với giá rất cao.

Đặc biệt vào thời nhà Minh và nhà Thanh, có một chuỗi kỹ nghệ chuyên bán lại đồ ăn thừa của Hoàng đế trong cung, lợi nhuận thu được rất cao. Ở bên ngoài Tử Cấm Thành, một vài quán rượu cố ý thu thập những thứ bị xem là "cơm thừa canh cặn" của hoàng đế, sau đó nghiên cứu cách thức chế biến để làm ra một phần khác, rồi tuyên bố với thiên hạ đây là món mà Thiên tử từng dùng qua. Vì vậy, dù món ăn có giá cao bao nhiêu, không ít người vẫn sẽ giành mua cho bằng được.

Những món từng được nhà vua ăn thường được bán với giá rất cao. 

Những món từng được nhà vua ăn thường được bán với giá rất cao. 

Một số món ăn khác thậm chí còn được bán với giá rẻ cho những người bán rong. Họ sẽ nấu thành cháo rồi đem bán khắp các con đường, ngõ hẻm, phục vụ người dân nghèo. Điều này cũng tránh được sự lãng phí những món ăn xa hoa. Từ đó có thể thấy, những món ăn thừa của hoàng đế đã trở thành sản phẩm chủ chốt của một đường dây mua bán “ăn nên làm ra” vào thời cổ đại.

Vì sao Tào Tháo không dám chiếm đoạt Điêu Thuyền?

Với sở thích chiếm đoạt vợ người khác, nhiều người thắc mắc về lý do gì Tào Tháo không thu nạp Điêu Thuyền vốn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN