Thiếu hấp dẫn vì ít chiêu trò, vì sao giải Sao Mai vẫn tồn tại?

Sau 20 năm tổ chức thành công với 11 mùa, Sao Mai đã trở thành “cái nôi” phát triển cho các giọng ca trẻ khi những ca sĩ trưởng thành từ cuộc thi này đều tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng công chúng âm nhạc.

Năm nay, hành trình tìm kiếm những tài năng âm nhạc của Sao Mai có một số nét mới mẻ trong công tác tổ chức. So với các mùa Sao mai trước ngoài 3 đêm thi cho mỗi thể loại và một đêm chung kết còn có thêm một đêm Gala 20 năm quy tụ những giọng ca hàng đầu được giải cao qua 11 kỳ Sao Mai. Đây cũng là một trong những vấn đề được nhiều phóng viên quan tâm tại cuộc họp báo vừa qua.

Chia sẻ về đêm Gala, ông Trịnh Lê Văn - Trưởng ban Văn nghệ, Trưởng BTC Sao Mai 2017 cho biết: “Đây vừa là cuộc gặp gỡ giao lưu, vừa là một chương trình gói gọn lại chặng đường 20 năm của Sao Mai mà BTC cố gắng tập hợp được nhiều nhất những cái tên trưởng thành từ cuộc thi. Trong đêm Gala này ngoài sự góp mặt của các ca sĩ còn có sự trở lại của nhà báo Lại Văn Sâm – một trong những MC đầu tiên của Sao Mai”.

Thiếu hấp dẫn vì ít chiêu trò, vì sao giải Sao Mai vẫn tồn tại? - 1

Ông Trịnh Lê Văn - Trưởng ban Văn nghệ, Trưởng BTC Sao Mai 2017 trả lời báo chí

Trong cuộc họp báo, một vấn đề khác được đưa ra là chất lượng thí sinh. Trả lời cho những câu hỏi về chất lượng thí sinh ở top 12, BTC cho biết, các thí sinh vượt qua vòng sơ tuyển năm nay đa phần đều là các học viên của các trường nghệ thuật trong và ngoài nước. Theo đó, yếu tố chuyên môn của chương trình năm nay vẫn sẽ được BTC đưa lên hàng đầu, bởi đây là điều làm nên sức hấp dẫn riêng cho cuộc thi này.

Sau thành công của mùa trước, BTC vẫn kêu gọi sự tham gia của các thí sinh sống và làm việc tại nước ngoài về Việt Nam tham gia. Sao Mai 2017 không tổ chức vòng loại tại nước ngoài vì thiếu kinh phí nhưng vẫn có 3 thí sinh tới từ các trường nghệ thuật tại Trung Quốc và Nga hứa hẹn sẽ là những nhân tố làm nên sự đột biến.

Dù BTC chưa chính thức tiết lộ về hội đồng nghệ thuật năm nay nhưng đây đều là những cái tên có chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản để có thể đánh giá chính xác nhất khả năng của các thích sinh. Tuy nhiên, trong thời điểm các chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc đang nở rộ, một câu hỏi mới được đặt ra là: Tại sao chương trình không tăng thêm tính giải trí để tăng tính cạnh tranh và thu hút thí sinh?

Trả lời cho câu hỏi này Ông Trịnh Lê Văn cho biết: "Sao Mai với tiêu chí là sự chuyên nghiệp thì những chiêu trò (trong đó có BGK) đều khó để tồn tại. Có thể, về độ hấp dẫn, Sao Mai không thể nóng như những chương trình tài năng khác, nhưng những tài năng trưởng thành từ Sao Mai vẫn mãi là ngôi sao sáng trên bầu trời nghệ thuật”.

Vấn đề cuối cùng được đề cập tới nhiều trong cuộc họp báo đó là: Tại sao Đài THVN không kêu gọi tài trợ cho chương trình Sao mai? Giá trị giải thưởng của chương trình năm nay là bao nhiêu?

“VTV là một đơn vị của nhà nước nên vấn đề kinh phí cũng cần phải được cân đối giữa các chương trình với nhau. Đài THVN cũng từng thử nghiệm sản xuất chương trình Sao Mai Điểm hẹn kết hợp cùng đơn vị ngoài. Tuy nhiên, ở đây cũng phải tuân theo những quy định quy chế của Đài nên giải thưởng cũng chỉ có thể điều chỉnh trong khoảng nhất định. Việc đặt tên gọi cho giải thưởng cũng cần cân nhắc giữa quyền lợi của đơn vị tài trợ với những tiêu chí của chương trình đã được đề ra ngay từ ban đầu. Vì vậy, chúng tôi sẽ dành khoảng thời gian tới để bàn bạc về vấn đề này và sẽ công bố thông tin trong thời gian tới.”, ông Trịnh Lê Văn nói.

Đêm chung kết đầu tiên Sao Mai 2017 sẽ được phát sóng THTT vào 20h ngày 9/9 trên VTV6.

Bùng nổ đêm nhạc Bolero: Chỉ là ”ăn mày” dĩ vãng?

Quang Lê, Lệ Quyên, Đàm Vĩnh Hưng… liên tục tổ chức đêm nhạc Bolero từ Nam đến Bắc. Nhưng liệu họ chỉ đang theo trào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Huy ([Tên nguồn])
Sao và scandal hậu trường đình đám Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN