Thì ra Tây Du Ký 1986 đã lừa khán giả suốt 33 năm qua?

Thì ra trong truyện, Sa Tăng không phải là người gánh hành lý như những gì khán giả biết qua phim.

Là một trong những bộ phim kinh điển của màn ảnh Trung Quốc, Tây Du Ký nhận được nhiều sự yêu mến từ khán giả trong nước và khắp châu Á. Trong suốt 33 năm qua, bộ phim đã được phát lại hơn 3.000 lần và trở thành bộ phim tuổi thơ của nhiều thế hệ.

Thế nhưng, dù được yêu mến đến đâu thì Tây Du Ký vẫn có những sai sót, đặc biệt là những điều sau:

Sa Tăng không phải là người gánh hành lý

Với khán giả yêu mến Tây Du Ký đều không xa lạ với gánh hành lý của bốn thầy trò Đường Tăng. Trong suốt những tháng ngày đi thỉnh kinh, người gánh hành lý luôn là Sa Tăng nhưng người chọn gánh hành lý cuối cùng lại không phải Sa Tăng mà là Bát Giới.

Thì ra Tây Du Ký 1986 đã lừa khán giả suốt 33 năm qua? - 1

Theo đó, khi gặp hòa thượng Ô Sào thì mới có 3 thầy trò là Đường Tăng, Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới. Đường Tăng nói đường thỉnh kinh không khó nhưng sẽ gặp nhiều yêu quái cản trở. Trong hai đồ đệ thì Tôn Ngộ Không giỏi võ nhưng tính tình nóng nảy, bởi vậy trách nhiệm gánh hành lý do Bát Giới đảm nhiệm. Lúc đó vẫn chưa thu nhận Sa Tăng. Sau này Sa Tăng là tiểu đệ, nhận về mình việc gánh hành lý vất vả, còn Tôn Ngộ Không là người dắt ngựa cho sư phụ suốt quãng đường đi thỉnh kinh.

Thế nhưng trong nguyên tác khi Như Lai luận công ban thưởng có nói: "Chư Ngộ Năng, ngươi vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái, vì tại hội bàn đào uống say mà chọc ghẹo tiên nga nên bị giáng xuống trần đầu thai, quy về đại giáo, phò tá Đường Tăng thỉnh kinh, có công gánh vác hành lý, thăng ngươi làm chính quả Tịnh Đàn sứ giả. Sa Ngộ Tĩnh, người vốn là Quyển Liêm đại tướng, do làm vỡ chén Lưu Ly ở hội bàn đào nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái, sau phò tá Đường Tăng, có công dắt ngựa, thăng làm chính quả Kim Thân La Hán".

Vì vậy, nếu đúng ra thì người gánh hành lý phải là Trư Bát Giới chứ không phải là Sa Tăng, còn người dắt ngựa là Sa Tăng chứ không phải là Tôn Ngộ Không như trong phim.

Bát Giới và Sa Tăng cũng đeo vòng kim cô trên đầu

Trong Tây Du Ký, Phật Tổ Như Lai truyền cho Bồ tát ba chiếc vòng kim cô để đeo cho ba đồ đệ của Đường Tăng. Năm đó Như Lai nói Quan Âm Bồ Tát thành lập đoàn thỉnh kinh. Quan Âm liền thu nhận 3 tên yêu quái đi phò tá Đường Tăng, nếu cả 3 không nghe lời thì đều phải đeo vòng.

Thì ra Tây Du Ký 1986 đã lừa khán giả suốt 33 năm qua? - 2

Thế nhưng chỉ có mỗi Tôn Ngộ Không tính tình nóng nảy, không nghe lời nên phải đeo vòng kim cô. Còn Trư Bát Giới và Sa Tăng nghe lời sư phụ nên không phải đeo vòng.

Hai chiếc vòng còn lại, Bồ Tát dùng để trị yêu. Một cái đeo cho Hắc Hùng Tinh và một cái cho Hồng Hài Nhi.

Ngọc Hoàng Đại Đế chui gầm bàn

Trong Tây Du Ký, chi tiết Ngọc Hoàng Đại Đến kinh sợ chui gầm bàn, sai người đi mời Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung trở thành chi tiết khó quên trong lòng khán giả. Khi đó, nếu như không phải Phật Tổ nhanh chóng xuất hiện, chỉ e Ngọc Đế đã bị Ngộ Không đánh cho bầm dập.

Thì ra Tây Du Ký 1986 đã lừa khán giả suốt 33 năm qua? - 3

Thế nhưng thật ra trong truyện, Ngọc Hoàng Đại Đế là người có uy lực, sức mạnh rất lớn. Hơn nữa, hình tượng Ngọc Đế luôn là ung dung tự tại, không hề sợ hãi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trên Thiên cung cũng có rất nhiều cao thủ bảo vệ, không thể chỉ vì một con khỉ tinh quái quậy phá mà phải run sợ chui xuống gầm bàn như vậy.

Nhiều khán giả cho rằng đây là chi tiết không hợp lý, hình tượng Ngọc Đế trong lòng khán giả đều bị hủy hoại sau Tây Du Ký 1986, trở nên kém cỏi, tầm thường.

Tiết lộ bất ngờ về 'cảnh nóng' đầu tiên trong Tây Du Ký

Để có được cảnh nóng như mong đợi, ê-kíp Tây Du Ký đã gặp phải không ít tình huống oái oăm, hài hước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đoàn Hòa (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Tây Du Ký 1986 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN