"Thần hộ mệnh" của Lương Sơn Bạc bị mũi tên độc đoạt mạng: Ai là hung thủ?
Cái chết của Tiều Cái có thể xem là một trong số những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong "Thủy hử".
Trong tiểu thuyết "Thuỷ hử" của nhà văn Thi Nại Am, cái chết của trại chủ Lương Sơn Tiều Cái bắt nguồn từ mũi tên độc của Sử Văn Cung trong trận chiến ở trại Tăng Đầu. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết cho rằng lẽ nào một giáo đầu võ nghệ siêu quần như Sử Văn Cung lại dùng độc tiễn - vốn là thủ đoạn "bàng môn tả đạo”.
Tranh cãi về mũi tên độc lấy mạng Tiều Cái
Theo nguyên tác, Tiều Cái gốc gác là người thôn Đông Khê, giữ chức Bảo chính. Sau khi cùng với nhiều hảo hán khác cướp sinh thần cương (lễ vật chúc thọ thái sư Thái Kinh), Tiều Cái bỏ trốn lên Lương Sơn Bạc. Khi Lâm Xung giết chết Vương Luân - chủ trại đầu tiên của Lương Sơn, Tiều Cái được các hảo hán tôn làm chủ trại.
Tiều Cái là chủ trại của Lương Sơn.
Tiều Cái không được tính vào trong số 108 hảo hán Lương Sơn Bạc vì ông đã chết trước khi các anh hùng tập hợp đủ. Tuy nhiên, ông được coi là vị thần hộ mệnh của các anh hùng Lương Sơn. Trong tác phẩm truyền hình "Tân Thủy hử", cái chết của Tiều Cái (Lữ Lương Vỹ) được khẳng định là do một mũi tên bởi đích thân Sử Văn Cung (Từ Hướng Đông) bắn ra. Trước khi cuộc chiến Tăng Đầu Thị khơi mào, Tiều Cái vốn chủ động muốn đem quân đi đánh, bỏ ngoài tai lời khuyên từ Tống Giang và nhiều huynh đệ Lương Sơn khác.
Cũng trong trận chiến định mệnh này, Tiều Cái đã nghe theo lời của hai vị hòa thượng, quyết định đi đường nhỏ vào thành. Không ngờ, Sử Văn Cung cho người mai phục ở đường này, quân Lương Sơn Bạc thua to. Mặc dù được Lâm Xung (Hồ Đông) nhắc nhở nhưng Tiều Cái vẫn bị trúng tên độc của họ Sử mà chết.
Video: Cảnh Sử Văn Cung bắn mũi tên độc đoạt mạng Tiều Cái trong "Tân Thuỷ hử"
Mặc dù nguyên tác "Thủy hử" chỉ ra mũi tên độc lấy mạng Tiều Cái khắc rõ tên của Sử Văn Cung. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, tên tướng Tăng Đầu thị này nhiều khả năng không phải là người lấy mạng Tiều Thiên vương. Theo Qulishi, ở thời phong kiến Trung Hoa, các hảo hán hoặc chiến tướng thường không sử dụng tên độc vì đây là hạ sách không quân tử.
Sử Văn Cung vốn có võ công tương đối cao, thậm chí có lần từng suýt lấy mạng của một trong ngũ hổ Lương Sơn - Tích Lịch Hỏa Tần Minh. Một người như vậy hẳn sẽ rất tự phụ, cũng rất ít có khả năng sẽ dùng ám tiễn để giết người, chưa nói việc sử dụng thủ đoạn hèn hạ như tẩm độc vào mũi tên. Ngoài ra, câu trăn trối của Tiều Cái với Tống Giang trước khi chết là: "Hiền đệ bảo trọng, nếu sau này ai giết được kẻ bắn chết ta, hãy để người đó làm trại chủ Lương Sơn".
Tiều Cái nói lời trăn trối cuối cùng với Tống Giang.
Nếu đánh giá từ lời trăn trối trong nguyên tác, có thể thấy bản thân Tiều Cái cũng không chỉ đích danh Sử Văn Cung là thủ phạm. Từ những nghi vấn trên đây, nhiều người đã phán đoán rằng kẻ bắn trúng Tiều Cái là một người khác chứ không phải là Sử Văn Cung.
Nghi vấn về hung thủ đoạt mạng chủ trại Lương Sơn Bạc
Theo giả thuyết, Tống Giang bị nghi ngờ là thủ phạm gây ra cái chết của Tiều Cái.
Một số người cho rằng người bắn chết Tiều Thiên vương vốn không phải Sử Văn Cung mà lại chính là một trong các huynh đệ Lương Sơn. Vào thời điểm tiến đánh chợ Tăng Đầu, Tiều Cái mang theo 5.000 binh mã và 20 đầu lĩnh. Hầu hết các đầu lĩnh trong số này đều là người thân tín. Tống Giang không tham gia đánh trận này, trong khi cao thủ bắn cung Hoa Vinh và quân sư Ngô Dụng - những người thân cận với Tống Giang cũng không tham gia.
Người bị nghi ngờ lớn nhất không ai khác ngoài Tống Giang. Bởi Tiều Cái qua đời, Tống Giang là người được hưởng lợi lớn nhất. Tiều Cái từng nhiều lần muốn Tống Giang làm thủ lĩnh nhưng chỉ nhận được lời khước từ. Theo các học giả, Tiều Cái là người có ảnh hưởng lớn nhất ở Lương Sơn, lại có lý tưởng khác biệt với Tống Giang, nếu lên làm trại chủ khi Tiều Cái chưa chết, chuyện "huynh đệ tương tàn" có thể xảy ra. Khi Tiều Cái mất, Tống Giang đã có thể đường đường chính chính trở thành người đứng trên đỉnh cao nhất của Lương Sơn. Tuy nhiên, liệu Tống Giang có đích thân bắn mũi tên trúng Tiều Cái hay không thì rất khó xác định.
Tạo hình Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh trên phim.
Trong các vị hảo hán Lương Sơn, có không ít người thạo cung tiễn. Đơn cử có thể kể tới vị anh hùng giữ quán rượu chuyên đón tiếp các hảo hán: Hãn địa hốt luật Chu Quý. Hễ có người cần tiến dẫn lên sơn trại thì anh chàng lại bắn một mũi tên báo hiệu từ quán rượu lên thủy trại. Thanh diện thú Dương Chí cũng từng thể hiện tài năng bắn tên xuất sắc trong kỳ thí võ ở phủ Đại Danh. Đám Hoàng Tín, Lã Phương, Quách Thịnh cũng được tả từng bắn cung trong trận cướp pháp trường ở Dương Châu cứu Tống Giang, anh em Giải Trân, Giải Bảo xuất thân từ thợ săn từng bắn hổ. Tuy nhiên, nổi bật trong số đó là Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh. Đây cũng là một người anh em thân thiết nhất của Tống Giang.
Khi bị Hồng giáo đầu trở mặt, quyết chém giết đến cùng, hành động của Lâm Xung lại khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc.
Nguồn: [Link nguồn]