Thái giám tranh nhau phục vụ phi tần trong lãnh cung, lý do bất ngờ
Khi có một vị phi tần bị phạt đưa đến lãnh cung, các thái giám lại tranh nhau xin vào phục vụ.
Trong các bộ phim thể loại cung đấu Trung Quốc thường xuất hiện lãnh cung hoặc tình tiết một số phi tần bị đẩy vào lãnh cung. Nói một cách dễ hiểu, bước vào lãnh cung đồng nghĩa với việc phi tần phải sống cuộc đời bị ghẻ lạnh, nhận một bản án "tù chung thân".
Hình ảnh lãnh cung trên phim ảnh
Trước đây, trong phim cổ trang nói chung, bối cảnh lãnh cung thường chỉ được kể sơ qua. Tuy nhiên, ở phim "Như Ý truyện" có bối cảnh hoàn toàn khác. Trong phim, Như Ý bị đày vào lãnh cung trong suốt 3 năm, kéo dài đến 8 tập phim. Quãng thời gian bị giam cầm trong lãnh cung của Như Ý được khắc họa hết sức chi tiết và không kém phần rùng rợn.
Như Ý khiếp sợ trước nhan sắc của phi tần trong lãnh cung.
Ngay từ lúc mới bước chân vào lãnh cung, a hoàn Tỏa Tâm đã phải thốt lên: "Nơi này âm khí nặng quá!". Ban ngày mà ở đây vẫn âm u, lạnh lẽo, lúc nào cũng thiếu ánh nắng. Đêm đêm, phòng của Như Ý bị những người xung quanh rình rập không khác gì những bóng ma. Họ đều là những phi tần của Ung Chính bị giam giữ nhiều năm ở đây. Đói rách và bệnh tật khiến ai cũng trở nên điên dại. Như Ý đem ra một chút bánh mời họ, họ lao vào xâu xé, tranh giành nhau.
Nếu để ý sẽ thấy trang phục của Như Ý càng lúc càng sơ sài trong 3 năm ở đây. Lúc vào lãnh cung, nàng đã bị tước bỏ hết y phục, nữ trang của một phi tần, số nữ trang ít ỏi còn lại cũng dùng để đổi lấy cơm ăn. Từ chỗ vẫn còn vấn tóc cao, đeo hộ giáp, nàng chỉ còn buộc một cái khăn trên đầu, mặc áo nâu sòng đơn sơ như một dân nữ.
Lãnh cung trong Tử Cấm Thành là một nơi lạnh lẽo, ít người ghé thăm.
Những tưởng Như Ý vào đến lãnh cung là bước đường cùng rồi, nhưng những kẻ khác vẫn không buông tha cho nàng. Nàng bị truy sát đến cùng, bị thả rắn độc cắn và còn suýt chút nữa bị thiêu sống. Cuối cùng, phải dùng đến khổ nhục kế, nàng mới có thể sống sót rời khỏi lãnh cung.
Những người bị đày vào lãnh cung nếu không hóa điên hay chết dần chết mòn vì bệnh tật thì cũng tự kết liễu cuộc đời mình để không phải chịu khổ. A Nhược sau khi bị đày vào lãnh cung đã treo cổ tự sát. Vậy mà Như Ý vẫn kiên nhẫn sống, bền bỉ sống vì nàng bị oan và luôn tin rằng một ngày nào đó nàng sẽ đường đường chính chính rời khỏi nơi đó.
Vì sao các thái giám muốn vào lãnh cung phục vụ?
Dù là nơi đáng sợ với các phi tần nhưng lại có rất nhiều thái giám tranh nhau cơ hội được phục vụ tại đây. Bởi vì tuy bị đưa vào lãnh cung nhưng các vị phi tần vẫn được mang theo trang sức châu báu. Ở lãnh cung, nếu không đút lót ngân lượng cho thị vệ thì chỉ được đưa cho những thức ăn ôi thiu, mốc xanh mốc đỏ.
Như Ý móc nối với thị vệ nhằm bán đồ tự làm để kiếm cơm.
Nếu như thèm những món sơn hào hải vị, các phi tần có thể dùng trang sức giao dịch cho thái giám, nhờ họ lén lút mang đồ từ bên ngoài vào. Nhờ đó, các thái giám có thể kiếm được một khoản lớn. Trong phim "Như Ý truyện", để có được bữa cơm tử tế, Như Ý và a hoàn đã phải thức đêm đan từng cái túi thơm, thêu những chiếc khăn tay, móc nối với thị vệ đem bán ra ngoài.
Thái giám phục vụ ở lãnh cung để có cơ hội đổi đời.
Mặt khác, phi tần bị đưa vào lãnh cung, một phần là phạm tội không thể tha thứ nhưng cũng nhiều người do chọc giận hoàng thượng hoặc bị vu oan. Nhiều thái giám cho rằng, một ngày nào đó khi hoàng thượng hết giận hoặc phi tần được minh oan, họ sẽ trở thành sủng phi. Cuộc đời của thái giám sẽ "tươi sáng" nếu như phi tần vẫn nhớ công chăm sóc khi sa cơ lỡ vận. Do vậy, đây cũng được coi là một phi vụ đầu tư, đánh cược của các thái giám khi xin vào phục vụ lãnh cung.
Qua tiểu thuyết võ hiệp và tác phẩm điện ảnh, nhiều khán giả nhận định rằng thái giám thời xưa là các cao thủ võ...
Nguồn: [Link nguồn]