Tây Du Ký: Ý nghĩa của bức bùa 6 chữ vàng yểm trên núi giam cầm Tôn Ngộ Không 500 năm

Khi mới bị núi Ngũ Hành đè xuống, với 72 phép thần thông của mình, Tôn Ngộ Không hoàn toàn có thể phá núi chạy trốn. Liệu có phải do lá bùa của Phật Tổ Như Lai trấn hoàn toàn pháp thuật của Tôn Ngộ Không hay không?

Sau khi đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng thượng đế không thể thu phục được Tề Thiên Đại Thánh nên bèn nhờ cậy Phật Tổ Như Lai.

Chỉ có Phật Tổ mới khiến khỉ đá "an phận thủ thường" dưới chân Ngũ Hành Sơn 500 năm.

Sau khi Đại thánh bị đè dưới núi, Phật Tổ rút từ tay áo một lá bùa chú có 6 chữ vàng đưa cho A Nan và dặn mang đi dán lên đỉnh núi.

Tây Du Ký: Ý nghĩa của bức bùa 6 chữ vàng yểm trên núi giam cầm Tôn Ngộ Không 500 năm - 1

Tây Du Ký: Ý nghĩa của bức bùa 6 chữ vàng yểm trên núi giam cầm Tôn Ngộ Không 500 năm - 2

6 chữ vàng trên tấm bùa chú của Phật Tổ ngự trên đỉnh núi Ngũ Hành.

A Nan vâng lệnh cầm đạo bùa, ra khỏi cửa trời, đến thẳng đỉnh núi Ngũ Hành, dán chặt đạo bùa vào tảng đá bốn cạnh vuông vức.

Quả núi tức thì mọc rễ khép liền lại, chỉ để một lỗ thông hơi. Đại thánh bị quả núi đè chặt, chỉ thở được, và chân tay thò ra cựa quậy được.

Vì có lá bùa ấy, Ngộ Không mới phải chịu 500 năm đày đoạ. Lại cũng vì có lá bùa ấy, mà Đường Tăng mới có thể giải thoát Ngộ Không.

Một lá bùa uy lực như thế, lại được nhắc đến ba lần trong nguyên tác, mà lần nào cũng gắn liền với một dấu mốc trên con đường giác ngộ của Ngộ Không.

500 năm trôi qua, trải qua phong ba tuế nguyệt, lá bùa thần kỳ không bị mục nát, không mất chữ cho đến ngày Ngộ Không chính thức phò giá Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh kinh.

Nhìn thấy Đường Tăng, con khỉ nói: "Trên đỉnh núi có đạo bùa chữ vàng của Như Lai yểm. Ngài lên đó bóc đạo bùa ấy đi là con được thoát".

Tây Du Ký: Ý nghĩa của bức bùa 6 chữ vàng yểm trên núi giam cầm Tôn Ngộ Không 500 năm - 3

Đường Tăng trèo lên đỉnh núi gỡ bùa chú giải cứu Tôn Ngộ Không.

Thấy vậy, Đường Tăng trèo lên đỉnh núi, vin cây bám cành trèo lên tới đỉnh, quả nhiên thấy một tảng đá vuông hào quang chói lọi, mây lành rực rỡ, trên tảng đá dán một đạo bùa có sáu chữ vàng.

Trên lá bùa là sáu chữ bí ẩn: "Lục tự đại minh chân ngôn" hay còn được biết đến với cái tên "Úm Ma Ni Bát Mê Hồng", "Om Mani Padme Hum".

Đây chính là câu chân ngôn cổ xưa do Bồ Tát Quan Âm truyền lại, được ghi chép trong quyển 4 Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm của Mật tông Tây Tạng.

6 chữ vàng mang ý nghĩa tu luyện để thăng hoa cảnh giới, đề cao tầng thứ, thành tựu sinh mệnh của chính mình, nhắc nhở con người sinh ra giữa đất trời, đến nơi thế gian ô trọc này, muốn chân chính chỉ có cách tu luyện.

Chúng ta biết rằng, Ngộ Không bị đè dưới Ngũ Hành Sơn cũng giống như sinh mệnh trên thượng giới bị rớt xuống nơi thế gian chịu sự phong toả của Ngũ Hành, (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) khống chế.

Muốn thoát khỏi Ngũ Hành, trở về thiên quốc, thì phải “quy mệnh”, bước trên con đường tu luyện, quay trở về với bản thể của mình.

Trước khi bị đè dưới núi Ngũ Hành, Ngộ Không đã từng tu luyện: Từ Hoa Quả Sơn vân du đi tìm Đạo, cuối cùng gặp được Bồ Đề Tổ Sư, bái làm sư phụ, Ngộ Không đã học được 72 phép biến hoá, âu cũng là đã đạt được một chút thành tựu.

Nhưng dẫu có thần thông quảng đại đến đâu, thì hết thảy cũng chỉ là tiểu năng tiểu thuật, tiêu diêu tự tại trong Tam Giới, vẫn chưa xuất khỏi Ngũ Hành.

Trong truyện nhiều lần gọi Ngộ Không là Thái Ất chân nhân chưa đắc Đạo viên mãn.

Như vậy, câu chân ngôn mang sáu chữ vàng của Như Lai Phật Tổ cũng giống như một lời nhắc nhở dành cho Ngộ Không: Trải qua tháng năm đằng đẵng, cũng đừng quên nguyện ước tu thành. Con nhất định phải tu thành chính quả!

Hay nói theo cách khác, Phật Tổ Như Lai đã an bài mọi sự cho con đường tu luyện sau này của Ngộ Không.

500 năm bãi bể nương dâu, 500 năm phong ba tuế nguyệt, lúc đói phải ăn viên sắt, khi khát phải uống nước rỉ đồng, quả thực là muôn vàn cực khổ, cay đắng không lời.

Đến khi nghiệp chướng trả xong, cũng là lúc Ngộ Không nguyện sẽ "dốc lòng tu hành", thì khi ấy lá bùa đã làm tròn sứ mệnh của mình, và lại trở về với Đức Như Lai.

Trở lại với Ngộ Không, trong truyện kể rằng Ngộ Không vừa sinh ra đã mang theo linh khí của đất trời, tinh hoa của nhật nguyệt, lại sớm có tâm cầu Đạo.

Lên rừng, xuống bể, lội suối, trèo đèo, lại phải lênh đênh trên biển cả, qua biết bao năm tháng dày công khổ luyện, ấy vậy mà cuối cùng vẫn phải trầm luân nơi nhân thế.

Mãi đến khi phò giá Đường Tăng, quy y theo giáo lý nhà Phật, lúc ấy mới thực sự là viên mãn hồi thiên.

(còn nữa)

Tại sao Tôn Ngộ Không bị giam 500 năm ở chân núi Ngũ Hành mà không chết?

Đại náo thiên cung, khuấy trời đạp nước, phải đến Phật Tổ Như Lai mới khiến Tôn Ngộ Không "hiền" lại chịu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Anh ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Tây Du Ký 1986 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN