Tây Du Ký: Tại sao Tôn Ngộ Không giết 6 người trần lại không bị Phật Tổ trừng phạt?

Sau khi được Đường Tăng giải thoát khỏi núi Ngũ Hành, Tôn Ngộ Không đã "quá tay" giết chết 6 người cùng một lúc.

Tôn Ngộ Không vừa mới phò giá Đường Tăng đã đánh chết 6 người trần là cường đạo quấy rồi ông lão và cậu bé trong căn nhà sườn núi.

Tây Du Ký: Tại sao Tôn Ngộ Không giết 6 người trần lại không bị Phật Tổ trừng phạt? - 1

Việc làm của Tôn Ngộ Không khiến Đường Tăng tức giận mà rằng: "Đã nghe ta, làm đồ đệ của ta thì không được sát sinh. Ngươi làm như vậy làm sao đến được đất Tây Thiên bái Phật".

Tôn Ngộ Không quá tức giận nói: "Ta hết lòng phụng sự cho thầy, ấy vậy mà giờ gánh thêm tội sát sinh. Không đến đất Phật, Lão Tôn ta cũng không cần".

Tức thời Tôn Ngộ Không nhún mây bỏ mặc Đường Tăng.

Mới rời khỏi Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không trên đường huênh hoang về tài năng của mình, y bảo: "Có cả rồng con cũng không sợ", xuống núi, lão Tôn đại khai sát giới một gậy đoạt mạng 6 dân thường. Tại sao Phật Tổ lại không nhốt lại dưới núi?

Tây Du Ký: Tại sao Tôn Ngộ Không giết 6 người trần lại không bị Phật Tổ trừng phạt? - 2

Ấy là vì 6 người dân kia vốn là cường đạo chuyên cướp bóc dân lành. Đáng lẽ chỉ cần doạ cho chúng sợ thế nhưng vốn pháp lực cao cường lại chưa thành thục khả năng tiết chế bản thân nên Tôn Ngộ Không rơi vào cảnh sát sinh.

Tuy nhiên, trong nguyên tác, thực chất 6 cường đạo này là 6 con yêu quái hoá thành, chúng lần lượt là: Nhãn Khán Hỷ (Mắt thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo), Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn) – đây chính là lục căn.

Việc Tôn Ngộ Không đánh chết lục căn, âu là lẽ sắp đặt bởi lục căn phải thanh tịnh thì mới có thể lên đường lấy Chân Kinh.

Một khi đã chọn con đường tu hành, phải loại bỏ được tâm căn xấu xí.  Đây cũng chính là vấn đề phải giải quyết đầu tiên khi bắt đầu quá trình tu luyện.

Con người thường bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường xung quanh và những ảnh hưởng này mỗi ngày một tồi tệ, phải loại bỏ những phiền nhiễu mà lục căn gây ra, lẽ tự nhiên sẽ nhìn thấy chân tâm, nhìn thấy bản tính thực sự của mình.

Trong suốt hành trình sang Tây Thiên, trước khi Ngộ Không đi xin cơm chay thường vẽ một vòng tròn lớn trên mặt đất, đây chính là giới hạn mà Tâm đặt cho con người, nhưng thân thể của con người (Đường Tăng) lại thường hay bị dục vọng (Trư Bát Giới) dẫn dụ mà xa rời giới hạn ấy khiến nhiều lần lâm vào bi cảnh.

Chuyện Ngộ Không mở đường dẫn dắt bốn thầy trò tiến về phía trước, trên đường lại không ngừng diệt trừ yêu quái, ý nói rằng Tâm đang hàng phục ma tính.

Đường Tăng ngay từ đầu không hiểu rõ bằng Tôn Ngộ Không nên đã mắng đệ tử của mình sát sinh, nhân gian cứ như vậy mà thị phi lẫn lộn.

Để khắc chế Ngộ Không, nên Quan Âm Bồ Tát đã tặng vòng kim cô và cả câu thần chú để thít chặt chiếc vòng trên đầu Ngộ Không ngụ ý muốn thầy trò Đường Tăng thấu hiểu, nương tựa vào nhau mà hoàn thành đại sự.

Từ xưa đến nay, những điều khó đạt được ấy mới khiến người ta trân trọng suốt đời.

(còn nữa)

Tây Du Ký: Ngoài Phật Tổ, chỉ có duy nhất một vị địa tiên thu phục được Tôn Ngộ Không

Dù thần thông quảng đại đến đâu, Tôn Ngộ Không cũng không thể thoát khỏi tay áo của một vị địa tiên – người mà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Anh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN