Vì sao Đường Tăng mặc áo cà sa gấm đi tu hành, dùng bát bằng vàng để đổi chân kinh?
Không phải báu vật áo cà sa gấm, không phải tích trượng cửu hoàn mà chỉ có bát vàng mới đổi được chân kinh trong Tây Du Ký.
Tôn Ngộ Không "chất vấn" Phật Tổ về chuyện tôn giả A Nan và Ca Nhiếp đòi bát vàng đổi lấy chân kinh
Áo cà sa gấm đắt giá trên vai người tu hành
Tây Du Ký 1986 là bộ phim truyền hình được nhiều thế hệ khán giả yêu thích. Cùng với Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng, nhân vật Đường Tăng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ.
Thực chất vật quý báu nhất trên đời trong tay Đường Tăng đó là áo cà sa gấm và gậy tích trượng cửu hoàn của Đức Như Lai.
Áo cà sa gấm của Đường Tăng.
Tích trượng cửu hoàn.
Phật Tổ Như Lai đã từng nhắc rằng: "Cà sa là áo giáp chở che, tích trượng để thêm sức cho đôi chân vững vàng trụ lập. Cà sa và tích trượng ấy chính là đạo đức chân chính của con người. Có đạo đức, con người đủ khả năng tự phòng thủ, tự bảo vệ mình khỏi sa chân vào tội lỗi lạc lầm, tránh xa được sự trừng phạt của ngục hình"
Cho nên, khi Phật tổ Như Lai sai A Nan và Ca Nhiếp mang áo cà sa gấm và tích trượng chín vòng trao cho Quan âm Bồ tát, đã dặn dò rằng: "Tấm áo cà sa và cây gậy này đưa cho người lấy kinh dùng. Nếu người ấy mặc tấm áo cà sa của ta sẽ có thể miễn được vòng luân hồi, giữ chiếc trượng này có thể không bị độc hại".
Và khi ở kinh thành Trường An, giải thích chỗ quý báu của cà sa, Quan âm Bồ Tát cũng bảo: "Mặc tấm áo cà sa của ta thì không bị đắm chìm, không sa địa ngục, không gặp tai ương ác độc, không bị hoạn nạn sói lang".
Nếu sở hữu 2 thứ này, bất kỳ ai cũng có thể tránh bị rơi trong vòng xoáy đầu thai luân hồi (nghĩa là trường sinh) và không bị độc dược làm hại.
Trong Tây Du Ký, chạm mặt yêu nữ động Tỳ bà, Đường tăng sa vào sắc dục. Lúc ấy Đường tăng như trong cơn mộng du, lảo đảo bước gần tới vòng tay yêu nữ đón mời.
Lúc ấy mảnh cà sa đỏ rực bỗng nhẹ tênh, vuột bay khỏi thân Đường tăng. Điều ấy chứng tỏ áo vuột rơi rồi, tội lỗi mở cửa chực chờ. Đạo đức mất đi, cái xấu chen vào.
Nhớ năm ấy Quan Thế Âm Bồ Tát trao áo cà sa và tích trượng cho Đường Tăng, nếu không có hai vật báu ấy chắc chắn sẽ không có nạn ở núi Hắc Phong, yêu quái cũng không có cơ hội để ăn trộm báu vật!
Không phải cà sa gấm, không phải tích trượng, mà chỉ có bát vàng mới đổi chân kinh
Vật báu thứ ba chính là Bát vàng – tượng trưng cho quyền lực, danh vọng, của cải, tình thân, lòng dũng cảm.
Trước khi Tam Tạng lên đường, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã ban tặng bát làm bằng vàng thật cho Đường Tăng làm quà khởi hành. Đó là vật Đường Tăng quý hơn bất kỳ thứ gì.
Thế nhưng, một vị tu gia khổ hạnh như Đường Tăng lại cầm theo bát vàng trên đường thỉnh kinh, liệu có hợp lý hay không?
Phải nói kỹ rằng, đối với người cầm nã quy Phật, chiếc bát xin của bố thí hàng ngày lại là một trong những vật quý giá nhất.
Đệ tử Phật gia bảo tồn chiếc bát giống như bảo vệ tròng mắt của mình, vì chiếc bát không chỉ tượng trưng cho sự thanh tịnh, tinh khiết của một hành giả xuất gia, chiếc bát còn tượng trưng cho tâm từ bi bao la rộng khắp đối với muôn loài.
Vậy nên với người xuất gia, với Đường Tăng, chiếc bát vàng ở đây nằm ngoài địa hạt vật chất. Nó là tâm đạo của kẻ tu hành.
Gian nan kinh qua, 4 thầy trò đến đất Phật vui mừng vì sắp lĩnh chân kinh, thế nhưng hai vị tôn giả A Nan, Ca Nhiếp đòi thầy trò Đường Tăng hối lộ cái bình bát bằng vàng mới cho lấy kinh.
Trong truyện có đoạn: "A Nan, Ca Nhiếp dẫn Đường Tăng xem khắp tên các bộ kinh một lượt, đoạn nói với Đường tăng: Thánh tăng từ phương Đông tới đây, chắc có chút lễ vật gì biếu chúng tôi chăng? Mau đưa ra đây chúng tôi mới trao kinh cho.
Tam tạng nghe xong nói: Đệ tử là Huyền Trang, vượt đường sá xa xôi, chẳng chuẩn bị được quà cáp gì cả.
Hai vị tôn giả cười nói: Hà! Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất".
Tại sao đã đạt đến cảnh giới La Hán mà hai vị hai vị tôn giả A Nan, Ca Diếp lại còn có cái tâm tham tiền tài như vậy?
Thực ra Tam Tạng còn có hai bảo vật của Phật Quan âm tặng: chiếc cà sa báu và cây tích trượng. Thế thì tại sao lại chỉ dâng cho A nan chiếc bình bát?
Giáo pháp nhà Phật luôn nhắc đến việc bất kì điều gì cũng có căn nguyên từ trước, không cái gì tự nhiên mà có cũng không có điều gì là ngẫu nhiên.
4 thấy trò thỉnh kinh cũng không phải chuyện ngẫu nhiên, muốn có được kinh Phật cũng không tự nhiên mà có.
Bởi vậy nên khi Hành giả khiếu nại sự việc bị đòi lễ vật, Phật tổ cười nói: "Chuyện ấy ta đã hay rồi. Bởi kinh rất quý, không thể lấy một cách dễ dàng. Trước kia Tỉ Khâu từng đem kinh xuống nước Xá vệ mà tụng cầu siêu cho Triệu Trưởng Giả. Triệu Trưởng Giả cũng chỉ trả công bằng ba đấu vàng cốm của họ ban về. Ta nói họ bán kinh rẻ quá, con cháu đời sau lấy gì mà sống".
Thế nhưng đằng sau lại có ý nghĩa khác thâm sâu vô cùng.
Chiếc bát vàng của Đường Tăng là của vua Đường Lý Thế Dân tặng cho ngự đệ kết nghĩa – đó là đại diện của Tư tình, của cải và danh vọng ở thế gian.
Khi đến đất Phật, hai Phật tử A Nan và Ca Nhiếp muốn lấy của Đường Tam Tạng chiếc bát chỉ là việc thử lòng Đường Tăng nhưng khi Đường Tăng không chấp nhận đề nghị này thì số kinh Phật lấy về chỉ là kinh vô tự (kinh không có chữ).
Chân kinh chỉ lấy được khi Đường Tăng buông xả, trao bát vàng cho A Nan và Ca Nhiếp.
Buông xả bát vàng nghĩa là không còn bị ràng buộc với danh vọng và của cải thế tục.
A Nan và Ca Nhiếp đã khai ngộ cho bốn thầy trò Đường tăng, bằng cách làm cho bốn thầy trò Đường Tăng không còn giữ và cũng không còn vật để giữ.
(còn nữa)
Chu Quảng Long gặp không ít tình huống bất ngờ bởi thành công của vai diễn Phật tổ trong Tây Du Ký 1986.