Tây Du Ký sẽ gắn mác phim 18+ và bị cấm chiếu nếu làm điều này
Thu hút khán giả bởi những câu chuyện về thần tiên, yêu quái cùng những phép thần thông biến hóa, thế nhưng ít ai biết rằng phim Tây Du Ký 1986 có rất nhiều khác biệt so với nguyên tác.
Nhắc đến Tây Du Ký, hàng triệu khán giả sẽ nhớ ngay đến hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Thu hút khán giả bởi những câu chuyện về thần tiên, yêu quái cùng những phép thần thông biến hóa, thế nhưng ít ai biết rằng phim Tây Du Ký 1986 có rất nhiều khác biệt so với tiểu thuyết nguyên bản của tác giả Ngô Thừa Ân.
Bộ phim Tây Du Ký nhận được nhiều sự yêu mến của hàng triệu khán giả
Đường Tăng trong truyện không hiền từ như trong phim
Nếu như trong phim, sư phụ Đường Tăng dù đôi lúc tức giận, niệm chú vòng Kim cô khiến Tôn Ngộ Không đau đớn "chết đi sống lại" nhưng cũng rất thương đồ đệ. Chính vì lo lắng đồ đệ không từ bỏ được tâm ma, làm điều sai trái nên ông năm lần bảy lượt hết ngăn cản rồi giảng giải mỗi lần Tôn Ngộ Không mắc lỗi.
Đường Tăng và Tôn Ngộ Không là hai nhân vật xuyên suốt tác phẩm
Còn trong nguyên tác, Đường Tăng là một nhà sư có diễn biến tâm lý phức tạp. Một mặt, ông là một người nhân từ, thường xuyên giảng dạy điều hay ý đẹp. Thế nhưng bản thân ông lại là người nhút nhát và ích kỷ. Tình cảm của ông đối với đại đồ đệ Tôn Ngộ Không cũng không chân thành. Tác giả Ngô Thừa Ân chỉ nhắc đến việc Tôn Ngộ Không một lòng một dạ đi theo phò tá sư phụ chứ không hề nhắc đến tình thương của Đường Tăng đối với các đồ đệ.
Sự khác biệt về tạo hình nhân vật
Trong nguyên bản, Tôn Ngộ Không được miêu tả là một con khỉ cao một mét ba. Mỗi lần nó ngửa mặt lên đều xuất hiện những chiếc răng nanh gớm ghiếc, hung tợn.
Còn Trư Bát Giới và Sa Tăng lại mang hình dáng của yêu tính đáng sợ. Trư Bát Giới là một con lợn tinh hung dữ, cao đến bốn mét. Đôi mắt của Trư Bát Giới hằn đỏ vệt máu, đôi mắt lóe sáng dữ tợn và những chiếc răng sắc nhọn.
Hình tượng 4 thầy trò Đường Tăng trên phim khác khá nhiều so với nguyên tác
Điều này khiến đoàn làm phim gặp nhiều khó khăn để tìm được diễn viên phù hợp với tạo hình nhân vật trong nguyên bản. Hơn nữa, thật khó hình dung ra một con khỉ chỉ cao 1 mét ba nhưng lại là sư huynh của một con quái vật cao bốn mét.
Vì thế, đạo diễn Dương Khiết và ê-kíp đã quyết định sửa đổi hình tượng nhân vật so với nguyên bản. Thay vì 4 thầy trò có thân hình khác biệt, bộ phim cho ra mắt các nhân vật khá bình thường để dễ dàng hơn trong việc hóa trang và thực hiện các cảnh quay.
Sẽ bị gắn mác phim 18+ và cấm chiếu 3 năm nếu theo đúng nguyên tác
Trong tiểu thuyết Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân có rất nhiều cảnh bạo lực đáng sợ. Tiêu biểu như những cảnh Tôn Ngộ Không giết người hay Đường Tăng quay lại trả thù kẻ đã giết cha mẹ mình cũng được liệt vào cảnh 18+.
Khán giả đánh giá bộ phim sẽ bị gắn mác 18+ vì trang phục của dàn nữ yêu tinh nếu mặc theo đúng nguyên tác
Đồng thời, trang phục của nhân vật được mô tả trong truyện rất mỏng manh, hở hang. Nếu như đoàn làm phim thực hiện và lựa chọn trang phục theo nguyên tác rất khó để qua cửa ải kiểm duyệt. Thời điểm quay bộ phim Tây Du Ký vào năm 1983, khi mà tư tưởng của người dân còn chưa thật sự cởi mở về vấn đề trang phục mỏng như tơ hoặc "thiếu vải". Vì thế, có thể bộ phim sẽ bị đánh giá thấp về chất lượng nghệ thuật, thậm chí bị phản đối và cấm chiếu nếu theo đúng nguyên tác.
Trích đoạn phim "Tây Du Ký "(1986)
Nguồn: [Link nguồn]
Phiên bản Tây Du Ký năm 1927 tuy được sản xuất ở Trung Quốc, nhưng nơi phát hiện ra nó lại ở tận Na Uy.