Tây du ký: Na Tra với Tôn Ngộ Không ai mạnh hơn?

Dựa trên những diễn biến trong Tây du ký, có thể thấy rằng Tôn Ngộ Không có phần nhỉnh hơn so với Na Tra trong các lần đối đầu.

Trong Tây du ký, Na Tra và Tôn Ngộ Không đều là những nhân vật có sức mạnh phi thường, từng nhiều lần giao chiến với nhau. Tuy nhiên, kết quả chung cuộc đều nghiêng về phía Tề Thiên Đại Thánh.

Na Tra – Chiến tướng kiêu hùng của Thiên đình

Na Tra có sức mạnh vô song, có thể biến thành ba đầu sáu tay.

Na Tra có sức mạnh vô song, có thể biến thành ba đầu sáu tay.

Na Tra xuất hiện với hình hài một đứa trẻ nhưng lại sở hữu sức mạnh vô song. Là một tướng tiên phong của Thiên đình, Na Tra có trong tay nhiều pháp bảo lợi hại như Hỏa Tiêm Thương, vòng Càn Khôn, dải lụa Hỗn Thiên Lăng và Phong Hỏa Luân. Đặc biệt, Na Tra có thể biến thành ba đầu sáu tay, mỗi tay cầm một loại vũ khí, giúp gia tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu.

Tôn Ngộ Không – Hầu Vương có sức mạnh vô biên

Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ sinh ra từ một tảng đá trên Hoa Quả Sơn, hấp thụ tinh hoa trời đất mà thành. Với căn cơ đặc biệt, Ngộ Không nhanh chóng ngộ đạo và tìm đến Bồ Đề Tổ Sư để học võ nghệ. Sau khi luyện thành 72 phép biến hóa và Cân Đẩu Vân, sức mạnh của Ngộ Không đạt đến cảnh giới siêu phàm.

Tôn Ngộ Không đạt đến cảnh giới siêu phàm có thể náo loạn cả tam giới.

Tôn Ngộ Không đạt đến cảnh giới siêu phàm có thể náo loạn cả tam giới.

Ở thời kỳ đỉnh cao, Ngộ Không từng đại náo Long Cung, xóa sổ sổ sinh tử ở Địa phủ, và đỉnh điểm là trận chiến long trời lở đất tại Thiên đình. Khi ấy, Tề Thiên Đại Thánh đã đánh bại 10 vạn thiên binh, đẩy lùi Tứ Đại Thiên Vương và cả Na Tra. Nếu không có Phật Tổ Như Lai ra tay, có lẽ Ngộ Không đã phá tan Thiên cung.

Hai lần giao chiến giữa Na Tra và Ngộ Không

- Trận chiến thứ nhất

Sau khi biết chức Bật Mã Ôn trên Thiên đình chỉ là chức quan thấp hèn, Tôn Ngộ Không tức giận bỏ về Hoa Quả Sơn. Ngọc Hoàng lập tức sai Lý Thiên Vương và Na Tra dẫn thiên binh xuống bắt Ngộ Không.

Na Tra niệm chú biến thành ba đầu sáu tay, cầm sáu loại vũ khí tấn công tới tấp. Đáp lại, Ngộ Không cũng biến thành ba đầu sáu tay, cầm sáu thiết bảng chống trả quyết liệt. Cuộc chiến kéo dài hơn 40 hiệp, Na Tra triệu hồi vô số binh khí bay lượn đầy trời, nhưng Ngộ Không nhanh trí hóa phép ra hàng nghìn thiết bảng đánh văng hết vũ khí của Na Tra.

Lợi dụng sơ hở, Ngộ Không nhổ một sợi lông hóa ra phân thân đánh lạc hướng, rồi bất ngờ vòng ra sau giáng một cú thiết bảng khiến Na Tra bị thương, thua trận và buộc phải rút lui.

- Trận chiến thứ hai

Trong lần đại náo Thiên đình, 10 vạn thiên binh cũng không thể địch lại lực lượng của Hoa Quả Sơn. Na Tra cùng Lý Thiên Vương và bốn vị Thiên Vương hợp sức vây đánh nhưng vẫn bị Ngộ Không đánh bại. Tình thế nguy cấp buộc Lý Thiên Vương phải cầu viện Thiên đình điều động thêm viện binh.

Ai mạnh hơn?

Dù Na Tra là chiến tướng bậc nhất của Thiên đình, sở hữu nhiều pháp bảo lợi hại, nhưng cả hai lần giao chiến với Tôn Ngộ Không, phần thắng đều thuộc về Đại Thánh. Điều này cho thấy về sức mạnh cá nhân, Tôn Ngộ Không vẫn nhỉnh hơn Na Tra một bậc, đặc biệt là nhờ vào sự biến hóa linh hoạt, trí tuệ mưu lược và sức mạnh vô biên từ Kim Cô Bổng.

Tuy nhiên, nếu xét về danh phận, Na Tra vẫn là một thiên tướng trung thành với Thiên đình được nhiều người thờ phụng, trong khi Ngộ Không là một yêu vương ngang tàng, sau này phải quy phục Phật giáo mới đắc đạo.

Trong Tây Du Ký 1986, nếu người xem để ý thì thường nghe thấy rất nhiều lần Tôn Ngộ Không xưng là "ông ngoại Tôn" khi gặp lũ yêu ma quỷ quái. Lý do vì sao Tề Thiên Đại Thánh lại xưng hô như vậy?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Tây Du Ký 1986 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN