Tây Du Ký: Lý do khiến Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại chấp nhận làm quan trông ngựa trên thiên đình

Hầu vương Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại lại chỉ nhận được một chức quan bé xíu có tên là Bật Mã Ôn – chuyên trông coi ngựa trên thiên đình.

Clip Tôn Ngộ Không nhậm chức Bật Mã Ôn và sự giận dữ khi biết sự thật

Bật Mã Ôn là chức quan đầu tiên của Tôn Ngộ Không sau khi rời khỏi Đạo quán của Bồ Đề Tổ Sư.

Và đây cũng chính là nơi mở đầu cho cuộc náo loạn thiên cung sau này bởi nếu không bất mãn vì chức danh thấp kém ấy, có lẽ Hầu vương đã không tức giận trở về trần gian rồi xưng làm "Tề Thiên Đại Thánh".

Và hiển nhiên sẽ không có chuyện đại náo thiên cung sau đó bị đày ải suốt 500 năm dưới núi Ngũ Hành.

Sau khi phò giá Đường Tăng sang Tây Thiên, Tôn Ngộ Không thường xuyên bị các yêu ma trên đường nhắc lại "mối nhục xưa".

Tây Du Ký: Lý do khiến Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại chấp nhận làm quan trông ngựa trên thiên đình - 1

Tôn Ngộ Không vui mừng nhận chức Bật Mã Ôn vì tưởng đó là chức quan lớn trên thiên đình.

Khi Hầu vương vừa nhậm chức, các quan giám sát liền tổ chức tiệc rượu chúc mừng. Trong lúc đang thích chí cạn chén không ngớt, Hầu vương đột ngột dừng lại, hỏi: "Bật Mã Ôn ta là chức quan gì?"

Các quan giám sát liền đáp: "Thì là chức quan Bật Mã Ôn đó".

Hầu vương lại hỏi: "Chức quan này có mấy phẩm hàm?"

Đám đông lại đáp: "Không có phẩm hàm."

Hầu vương băn khoăn: "Không có sao, vậy có phải là rất to không?"

Các quan đáp: "Không to không to, chỉ là cách gọi thay cho những chức vụ nằm ngoài 9 chức quan chính mà thôi (cửu phẩm). Chức quan này nhỏ nhất, chỉ là đi trông ngựa cho người ta mà thôi, làm không tốt sẽ bị trách phạt, hỏi tội."

Hầu vương nghe vậy thì cảm thấy vô cùng tổn thương và giận dữ.

Tây Du Ký: Lý do khiến Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại chấp nhận làm quan trông ngựa trên thiên đình - 2

Tạo hình Bật Mã Ôn Tôn Ngộ Không phiên bản mới.

Với khả năng khi đó, Tôn Ngộ Không thực ra không kém cỏi đến mức phải đi trông, chăm ngựa. Vậy tại sao câu chuyện lại bố trí cho Hầu vương chức quan nhỏ xíu này?

Thực ra, đây là một sự sắp xếp rất có ý đồ. Và ý đồ ở đây muốn chỉ rõ rằng: Những người tu luyện tất thảy đều phải từ bỏ cái tâm còn mang dục vọng và danh lợi.

Tôn Ngộ Không thực là một người háo danh. Vì háo danh thích khen ngợi nên mới trổ thuật khiến bản thân bị trục xuất ở Linh Đài Phương Thốn, chỉ cần người khác khen vài câu, Hầu vương đã nhảy nhót tỏ ý hoan hỷ vui mừng.

Bẩm sinh, Tôn Ngộ Không ngay từ đầu xuất hiện cũng đã được gắn với tính cách cao ngạo, "coi trời bằng vung".

Vì kiêu ngạo, nên khi vừa vào Thủy Liêm Động được bầy khỉ bái làm vua, Ngộ Không liền tự xưng là Mỹ hầu vương.

Vì kiêu ngạo, nên khi rời khỏi Thiên Đình bèn trở về dựng cờ phong cho mình là Tề Thiên Đại Thánh (thánh lớn ngang bằng Trời).

Và cũng vì kiêu ngạo, Ngộ Không ra vẻ thách thức trước mặt Phật Như Lai, rồi lại ngông cuồng đòi Ngọc Hoàng Đại Đế nhường ngôi cho mình.

Trong Tây Du Ký, rất nhiều yêu quái từ lớn đến nhỏ, hay thậm chí là cả Trư Bát Giới những lúc mắng Tôn Ngộ Không đều réo chức quan Bật Mã Ôn lên, như một lời chế giễu đến xuất thân thấp kém của nhân vật này.

Dù Tôn Ngộ Không có bản lĩnh lớn đến đâu, cho dù Ngọc Hoàng thượng đế cũng thừa nhận tên gọi Tề Thiên Đại Thánh của nhân vật này, thì rất nhiều yêu quái vẫn cứ gọi Tôn Ngộ Không là Bật Mã Ôn.

Trên suốt hành trình tu luyện của mình, Tôn Ngộ Không phải "chịu nhục" bởi chức quan thấp bé Bật Mã Ôn nhằm để khắc chế cái tâm danh vọng cũng như sự cao ngạo của nhân vật này.

Chỉ có tu luyện xong, trở thành Phật, cái mũ "xấu xí" chụp trên đầu Tôn Ngộ Không mới có thể bỏ xuống, không bị người đời nhắc đến.

Thứ hai, xuất thân của Tôn Ngộ Không và chức quan Bật Mã Ôn có một mối liên kết kì lạ.

Có câu nói rằng: "Tâm viên bất định, ý mã nan truy" hay "tâm viên ý mã" nghĩa rằng tâm khỉ không định, ý ngựa khó theo.

Tâm – Ý luôn gắn liền với nhau. Nếu muốn định tâm thì phải quản chắc những ý nghĩ luôn tự do bay nhảy ấy.

Do đó, Tôn Ngộ Không được phong làm Bật Mã Ôn (người quản ngựa) cũng chính là để cái tâm cuồng của Tôn Ngộ Không được quản chế.

Trong truyện có đoạn: "Bật Mã Ôn ngày đêm không ngủ, trông nom ngựa trại. Ban ngày còn chơi đùa được, ban đêm chăm chỉ giữ gìn. Ngựa ngủ, đánh thức cho ăn cỏ; ngựa lồng, nhốt lại trong chuồng. Bầy ngựa thấy Bật mã ôn là cúp tai dúm vó, nhưng ngược lại, chúng được nuôi dưỡng béo tốt".

Trong khi đó, với những người tu luyện, sự ngạo mạn này là điều tối kỵ.

Vì muốn giúp Ngộ Không mất đi cái tâm luôn cầu danh vọng, cao ngạo kiêu căng, Phật Tổ Như Lai mới bố trí cho nhân vật này một xuất thân chưa được tốt để khống chế, kiểm soát, từ đó đưa Ngộ Không vào khuôn khổ, âu cũng là bước khởi đầu trên con đường học Đạo của Mĩ hầu vương.

(Còn nữa)

Tây Du Ký: Ngoài Phật Tổ, chỉ có Đường Tăng mới lấy được lá bùa trên đỉnh núi Ngũ Hành

Chỉ là người trần mắt thịt, không có pháp thuật, ấy vậy mà Đường Tăng có thể lấy tay gỡ lá bùa trên đỉnh núi Ngũ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Anh ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Tây Du Ký 1986 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN