Tây Du Ký: Bí mật mảnh đất thần cứng hơn gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không
Định Hải Thần Châm là bảo bối có thể khiến sắt tan chảy, đá ngàn năm vỡ vụn thành tro ấy vậy mà trở nên vô dụng trước khoảnh đất bé tẹo trước sân Ngũ Trang quán của Trấn Nguyên đại tiên.
Chuyện cũ lật lại, chỉ vì nghe lời Trư Bát Giới mà Tôn Ngộ Không ăn cắp gậy vàng để "câu trộm" nhân sâm.
Sau khi được Thổ địa nói rõ nguồn cơn gốc tích sâm quý, Tôn Ngộ Không tức giận lấy gậy Như Ý gõ xuống đất trồng sâm để bắt quả sâm rơi xuống phải "ngoi" lên.
Thế nhưng, dẫu cho gậy Như ý – bảo vật Tam giới có làm gì thì mảnh đất tuyệt nhiên không bị xê dịch, thậm chí còn đáp trả lại Tôn Ngộ Không.
Tôn giả hỏi Thổ địa: "Này lão Thổ địa, gây Như ý của ta gõ xuống sắt, sắt tan chảy, gõ xuống đá ngàn năm, đá phải vỡ vụn, tại sao lại bất lực trước mảnh đất này?".
Thổ địa lúc ấy chỉ cười trừ rồi lặn mất.
"Cây nhân sâm" ngoài đời thực nằm tại công viên văn hóa Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.
Vậy mảnh đất thần này có gì quý?
Thứ nhất, mảnh đất này được gọi là Ngũ trang quán. Có nghĩa là hội tụ đủ ngũ hành tương sinh tương khắc. Đất hiếm như vậy, quý như vậy trên đời này không có khoảnh thứ hai.
Hơn nữa, Theo Đạo giáo Trung Hoa, Trấn Nguyên Tử hay Trấn Nguyên Đại Tiên là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn. Ngài được xem là ông tổ của dòng Địa tiên, là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.
Vậy nên mảnh đất của vị địa tiên này ở càng không phải tầm thường.
Thứ hai, đây chính là mảnh đất nuôi trồng được nhân sâm quý. Tương truyền, nhân sâm ở cây quý có hình dáng giống đứa trẻ đang thiền: "Giống cây nhân sâm hình hài trẻ em này 3.000 năm mới nở hoa, 3.000 năm mới kết quả, lại 3.000 năm nữa mới chín. Tính ra phải một vạn (10.000) năm mới được ăn. Và trong 10.000 năm ấy chỉ kết được 30 quả. Hình dáng quả này tựa như trẻ mới sinh chưa đầy 3 ngày, tứ chi hoàn toàn, ngũ quan đủ cả".
Lại nói: "Người nào có phúc được ngửi quả ấy một lần, sẽ sống được 360 tuổi; ăn một quả, sống mãi bốn vạn bảy nghìn (47.000) năm".
Điều đặc biệt là cây nhân sâm này Ngũ hành tương khắc. Gặp vàng thì rụng, gặp thổ biến mất, gặp nước tan biến, gặp mộc khô héo, gặp lửa thì cháy thành than. Bởi xung khắc với Kim (vàng) nên chỉ có gậy vàng mới có thể hái được trái trên cây.
Khi bốn thầy trò bước vào Ngũ Trang quán, hai tiểu đồng của Trấn Nguyên Tử đã vâng lời dặn dò, mang hai trái nhân sâm tới mời Đường Tăng. Nhưng vì loại quả này trông tựa đứa trẻ mới sinh nên Đường Tăng nhất mực khước từ.
Hai tiểu đồng không còn cách nào khác đành quay về phòng và chia nhau mỗi người một quả. Bí mật này chẳng may lọt vào tai Trư Bát Giới, động tới bản tính háu ăn của "lão Trư".
Bát Giới bèn xúi giục Ngộ Không hái trộm nhân sâm cho biết mùi biết vị. Sau khi phát hiện, hai tiểu đồng của Trấn Nguyên Tử đã buông lời nhục mạ cả bốn thầy trò, từ đó mà dẫn đến sự việc đáng tiếc: Tôn Ngộ Không đại náo Ngũ Trang quán, đạp đổ cây nhân sâm.
Cuối cùng để cứu cây nhân sâm, Tôn Ngộ Không đã phải nhờ đến Quan Thế Âm Bồ Tát dùng nước Cam Lộ phục sinh cây quý.
Bởi nhân sâm là tinh túy của đất trời, là linh thụ sinh ra từ khai thiên tịch địa, muốn tìm thuốc chữa cây quý phải tìm được thứ thần dược cao hơn cả các bậc thần tiên.
Cuối cùng, Ngộ Không đến núi Phổ Đà cầu cứu Quan Âm Bồ Tát.
Không ai khác, Quan thế âm lại giúp hồi sinh cây quý bằng nước Cam Lồ, Quan Thế âm phán rằng: "Nước Cam Lồ trong tịnh bình của ta chữa được cây tiên".
Và quả thật nước Cam Lồ đã giúp hồi sinh cây quý. Tại sao duy chỉ nước Cam Lồ của Quan thế âm Bồ tát mới có thể phục sinh cây quý?
Vì lẽ nước Cam Lồ là thứ nước tinh khiết nhất của đất trời, hội tụ đủ chân – thiện – nhẫn. Đó là thứ nước Thiện tâm dùng để phổ độ chúng sinh.
Bởi vậy, nước Cam Lồ của Bồ Tát là sinh xuất từ tâm từ bi, nên hiển nhiên sẽ khác với viên đan lúa mạch của ba vị tiên chốn Bồng Lai, cũng khác với "cửu chuyển Thái Ất linh đơn" của Đế Quân – vốn là linh dược của những người tu Đạo.
Thứ linh dược thần thánh nhất là thứ linh dược sinh xuất ra khi hội tụ đầy đủ cả chân – thiện – nhẫn.
Chỉ có thiện tâm lớn lao và lòng từ bi cự đại, được gìn giữ trong đức tính chân thật, kinh qua đức nhẫn nhịn trong quá trình tu luyện gian nan, thì mới có thể làm nên những kỳ tích thần kỳ.
Ngoài chiếc bát vàng mà Đường Thái Tông Lý Thế Dân tặng, Đường Tăng quyết không nhận lễ vật của bất kỳ ai, kể cả...