"Tây Du Ký 1986" : Vì sao Phật Tổ Như Lai lại phân biệt được Tôn Ngộ Không thật và giả?

Một trong những phân cảnh ly kì và ấn tượng nhất của Tây Du Ký là cuộc chiến phân biệt thật giả giữa Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Hầu.

"Tây Du Ký 1986" có một phân đoạn nổi tiếng về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới các thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được Ngộ Không thật và giả. Sau khi đi khắp tứ phương, người duy nhất có thể phân biệt được chỉ có Như Lai Phật Tổ.

Trong tập phim "Mỹ Hầu Vương thật giả", hai Tôn Ngộ Không xuất hiện trên màn ảnh giống nhau từ tướng mạo, thần thái đến động tác. Do đó, rất nhiều khán giả đã lầm tưởng rằng cả hai đều do Lục Tiểu Linh Đồng đóng và được đạo diễn sử dụng kỹ xảo để tạo nên hai phiên bản trên màn ảnh. 

Khán giả không thể phân biệt nổi hai phiên bản Tôn Ngộ Không do Lục Tiểu Linh Đồng (trái) và Đinh Kiện (phải) thể hiện.

Khán giả không thể phân biệt nổi hai phiên bản Tôn Ngộ Không do Lục Tiểu Linh Đồng (trái) và Đinh Kiện (phải) thể hiện.

Tuy nhiên, thực tế Tôn Ngộ Không giả là do nam diễn viên Đinh Kiện thủ vai, chứ không phải Lục Tiểu Linh Đồng. Đinh Kiện nhập vai rất tốt, biểu hiện rất giống với Lục Tiểu Linh Đồng nên khán giả cũng không thể phân biệt được. Ngoài đóng Tôn Ngộ Không giả trong tập phim Mỹ Hầu Vương thật giả, Đinh Kiện còn đóng thế cho Lục Tiểu Linh Đồng trong khá nhiều cảnh quay khác trong phim. Sự xuất sắc của Đinh Kiện khiến khán giả gọi ông là Tôn Ngộ Không thứ hai trong "Tây Du Ký".

Ở tập phim này, Lục Nhĩ Mỹ Hầu tính tình hung ác, biến thành bộ dạng của Tôn Ngộ Không rồi gây ra biết bao điều thị phi. Đến ngay cả sư phụ Đường Tăng cũng bị con khỉ hung ác đó cho một gậy thiết bổng đánh ngất đi. Trước đó, Đường Tăng vì giận Ngộ Không giết người vô cớ (thực ra là giết mấy tên cướp hung ác) nên lập tức niệm “Khẩn cô nhi chú”, xiết vòng kim cô khiến Ngộ Không đau đến vỡ đầu, sau đó đuổi đi. 

Tôn Ngộ Không nổi giận đi kiếm Lục Nhĩ Mỹ Hầu đánh nhau bất phân thắng bại.

Tôn Ngộ Không nổi giận đi kiếm Lục Nhĩ Mỹ Hầu đánh nhau bất phân thắng bại.

Ngộ Không bèn bỏ về Hoa Quả Sơn để tụ tập lũ khỉ luyện tập võ nghệ, không thấy nhắc đến hai chữ “thỉnh kinh” nữa. Sau khi Ngộ Không ra đi, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đến cướp hết hành lý của thầy trò Đường Tăng, đánh Đường Tăng bị thương như đã nói. Khi tỉnh dậy, Đường Tăng lại tưởng Ngộ Không đến trả thù nên nghi oan cho học trò mình.

Đương nhiên, Tôn Ngộ Không không thể chịu được nỗi oan ức này, bèn xốc tới đánh nhau với Lục Nhĩ Mỹ Hầu một trận kinh thiên động địa. Thế nhưng, tài nghệ của cả hai ngang ngửa nhau, đấu mãi mà vẫn bất phân thắng bại. Cả Lục Nhĩ và Ngộ Không chỉ còn biết mời chư vị thần tiên trên trời giúp phân biệt thật giả, trả lại sự trong sạch cho mình. 

Tuy nhiên, ngay đến cả Pháp nhãn của thần thánh, gương chiếu yêu của Lý Thiên Vương, Pháp nhãn của Quan Âm Bồ Tát cũng đều không nhìn ra được thật giả. Có thể thấy được rằng, Lục Nhĩ Mỹ Hầu không phải là công phu hạng thường.

"Tây Du Ký 1986" : Vì sao Phật Tổ Như Lai lại phân biệt được Tôn Ngộ Không thật và giả? - 3

Hai Tôn Ngộ Không thật và giả đại náo địa phủ.

Vật cưỡi của Địa Tạng Vương Bồ Tát là Đế Thính cũng có năng lực “nghe trộm” như thế, hơn nữa phạm vi nghe trộm khắp cả Tam giới. Theo lẽ thì pháp lực của Đế Thính phải hơn cả Lục Nhĩ Mỹ Hầu nhưng nó lại bảo Địa Tạng Bồ Tát rằng: “Yêu quái này thần thông chẳng kém gì Tôn Đại Thánh, quỷ thần cõi u minh có bao nhiêu pháp lực đâu, nên không thể bắt nổi“.

Thực ra, chức trách của Đế Thính là giúp đỡ Địa Tạng Vương Bồ Tát hiểu rõ thiện ác của nhân gian, giống như một “người thám thính”, còn về tu luyện pháp thuật nó vốn không phải vào hàng thâm sâu. Trước khi Tôn Ngộ Không đại náo địa phủ, Đế Thính cũng đứng ngoài cuộc bởi căn bản là đánh không lại. Cuối cùng, hai con khỉ lại lao vào giao đấu với nhau, kiện lên đến tận Tây Thiên, nhờ Phật Tổ phân giải. 

Phật Tổ Như Lai dùng Đại Thiên Am thu phục Lục Nhĩ Mỹ Hầu.

Lúc này, Phật Tổ Như Lai dùng Đại Thiên Am - chiếc bát vàng được coi là pháp bảo mạnh nhất trong "Tây du ký" mới có thể chỉ ra được Tôn Ngộ Không thật và giả. Vì không hãm lại được sự tức giận của mình, Tôn Ngộ Không 1 gậy đánh chết Lục Nhĩ Mỹ Hầu rồi lại lên đường đưa Tam Tạng đi thỉnh kinh. Sau khi Lục Nhĩ Mỹ Hầu bị tiêu diệt, Phật Tổ mới cho biết nó vốn là con khỉ đá có tới tận 6 cái tai, mọi việc trong thiên hạ chỉ cần đứng một chỗ là biết được tường tận. Rất nhiều kế hoạch bí mật và pháp thuật tu luyện đều bị Lục Nhĩ Mỹ Hầu nghe trộm và rèn luyện thành thục. Chính vì vậy, nó có 72 phép thần thông biến hóa và công lực giống hệt Ngộ Không, thậm chí còn có phần nhỉnh hơn một bậc.

Vì sao Tử Cấm Thành rộng lớn nhưng tuyệt nhiên không có cây xanh?

Ngoài yếu tố phong thủy, việc Tam Đại Điện trong Tử Cẩm Thành không có cây xanh còn có nhiều nguyên do riêng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Tổng hợp từ Sina và Sohu) ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Tây Du Ký 1986 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN