Tam quốc diễn nghĩa: Sự thật về chuyện Tào Tháo dụ hàng Trương Liêu
Sinh thời, Trương Liêu được đánh giá là một vị tướng hữu dũng hữu mưu. Tuy nhiên sự thực là phần lớn tên tuổi của ông đều bắt nguồn từ những chiến công kể từ khi theo phò Tào Tháo.
Những giai thoại về đệ nhất mãnh tướng Tam quốc Lã Bố từ lâu đã trở nên quen thuộc với hậu thế. Và có một sự thực không thể phủ nhận là chư hầu này từng sở hữu trong tay không ít nhân tài.
Sau khi bại trận dưới tay Tào Tháo ở thành Hạ Bì, nhiều thủ hạ của Lã Bố đã chấp nhận đầu hàng quân giặc (Tào Tháo). Một người có tiếng là trân trọng hiền tài như Tào Mạnh Đức cũng không ngần ngại thu nạp hàng loạt bại tướng như Ngụy Tục, Tống Hiến, Trương Liêu… trong số này Trương Liêu về sau là người nổi bật hơn cả.
Tào Tháo nổi tiếng là trân trọng hiền tài.
Dưới trướng Tào Tháo, Trương Liêu được làm Trung lang tướng, phong tước Quan Nội Hầu. Sau này, chiến công của Trương Liêu ngày càng hiển hách, nên được phong làm Bì tướng quân (phó tướng). Trương Liêu cùng Tào Tháo nam chinh bắc chiến, tham gia thảo phạt Viên Thiệu, bình định Hà Bắc, chiếm Kinh Châu… liên tiếp lập nhiều đại công, cùng với Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp và Từ Hoảng, Trương Liêu được xếp vào hàng "Ngũ hổ tướng nhà Ngụy".
Trương Liêu là một trong những vị tướng giỏi nhất của phe Tào Ngụy, ông từng tham gia nhiều trận đánh lớn và nổi tiếng nhất qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô. Sự dũng mãnh và danh tiếng của Trương Liêu trong trận bảo vệ Hợp Phì cũng được La Quán Trung mô tả đậm nét, đặc biệt là uy danh của ông làm kinh động người Đông Ngô. La Quán Trung cũng nhắc tới tình tiết: "Trẻ con ở Đông Ngô nghe nhắc tên Trương Liêu ban đêm không dám khóc".
Trương Liêu xin hàng chứ không phải được chiêu hàng
<
Trương Liêu trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.
Theo sử liệu, Trương Liêu (169 – 222), tự là Văn Viễn, người huyện Mã Ấp, Nhạn Môn, nay thuộc thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Tổ tiên của ông vốn mang họ Nhiếp, là phú hộ ở Mã Ấp, vì tránh kẻ thù nên đổi sang họ Trương.
Thời trẻ, Trương Liêu làm quận lại. Cuối thời Đông Hán, thứ sử Tinh châu là Đinh Nguyên thấy ông vũ dũng hơn người nên mời đến làm tòng sự. Năm 189, Đinh Nguyên sai ông mang quân vào kinh. Tại kinh đô, Trương Liêu gặp Hà Tiến, Tiến cử ông đi Hà Bắc chiêu mộ quân.
Khi Trương Liêu mộ được hơn 1000 quân trở về Lạc Dương thì Hà Tiến đã bị hoạn quan giết hại. Đổng Trác mang quân vào kinh, ông đi theo Đổng Trác.
Năm 192, Đổng Trác bị Lã Bố giết, ông đi theo Lã Bố, làm chức kị đô uý. Bộ tướng của Đổng Trác là Lý Thôi đánh báo thù vào Trường An, Lã Bố thua trận bỏ chạy. Sau nhiều lưu lạc, năm 196, Bố chạy đến Từ châu, Trương Liêu vẫn đi theo, được kiêm nhiệm chức Lỗ quốc tướng khi mới 28 tuổi.
Năm 198, Tào Tháo đánh bại giết chết Lã Bố ở Hạ Bì còn Trương Liêu thì bị bắt sống.
Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.
Tuy nhiên, khác với màn dụ hàng đầy dụng ý của Tào Tháo dành cho Trương Liêu trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010 và trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả ông là người khẳng khái chịu chết và được Quan Vũ xin hộ, Tào Tháo tha cho, ông đã quy phục họ Tào.
Về biến cố thay chủ của vị tướng họ Liêu này, các tài liệu chính sử đều khẳng định Trương Liêu mới là người chủ động đầu hàng.
Cụ thể, Tam Quốc chí – Ngụy chí phần Trương Liêu truyện có ghi lại: "Thái Tổ phá Lữ Bố ở Hạ Bì, Liêu dẫn mọi người ra hàng, được bái làm Trung Lang tướng, ban cho tước quan Nội hầu".
Nói cách khác, sau khi Lữ Bố bị bắt giết, Trương Liêu và không ít chúng tướng dưới trướng đã chủ động quy hàng.
Trương Liêu quả thực đã không làm cho vị quân chủ họ Tào của mình thất vọng khi vươn lên trở thành một viên hổ tướng không kém cạnh cả về uy danh lẫn thực lực.
Là một trong tứ đại mãnh tướng của Đổng Trác, Lý Giác chỉ xếp sau Lã Bố và nắm triều đình nhà Hán trong tay.