Tam quốc diễn nghĩa: Chuyện ít biết, Lưu Bị thoát chết tại nơi Hạng Vũ từng tiêu diệt 30 vạn quân Tần

Mắc mưu kẻ gian Lưu Bị sém chết trong suối Đàn Khê, may nhờ ngựa Đích Lô (hay Đích Lư) vượt qua suối được mới thoát nạn.

Đàn Khê là con suối nằm phía tây thành Tương Dương, Kinh Châu (nay trong tỉnh Hồ Bắc). Lưu Bị có thời nương nhờ Lưu Biểu tại Kinh Châu, nhưng những thuộc hạ của Lưu Biểu muốn giết Lưu Bị (vì Lưu Bị có lời can ngăn Lưu Biểu trong việc lập con trưởng con thứ bị vợ thứ của Lưu Biểu nghe lén biết được), bèn đặt tiệc mời Lưu Bị đến dự. Trong tiệc có người báo cho Lưu Bị biết, Lưu Bị bỏ trốn chạy về phía tây (3 mặt kia thủ hạ của những người âm mưu - Thái Mạo, Thái Huân - vây chặt). Sau đó, Lưu Bị bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàn Khê.

Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên “Đích Lô sát chủ” ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: “Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!”.

Đúng vào lúc này, ngựa Đích Lư bất thần tung mình nhảy một phát sang bờ suối bên kia, cứu Lưu Bị thoát nạn và khiến cho quân của Thái Mạo không thể bắt được ông.

Không hiểu sao lúc đó Đích Lư trở thành tuấn mã dũng thần như vậy, nhưng việc nó nhảy qua suối Đàn Khê cứu chủ nhân là Lưu Bị, đã lập nên kỳ tích chưa từng có và trở thành một câu chuyện huyền bí nổi tiếng trong lịch sử.

Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, sau khi thoát chết Lưu Bị vô tình chạy tới chỗ ở của Thủy Kính tiên sinh. Tại đây Lưu Bị được biết khe suối đó có tên là Đàn Khê. Năm xưa Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đã phá tan 30 vạn quân binh Tần quốc, đánh đúng 1 tháng trời, máu chảy thành sông, đầu chất đầy núi, phải mất nhiều năm mới sạch được. Có thể thấy trong dòng suối đó đã chôn biết bao anh hùng tráng sĩ, lại chất tụ biết bao vong linh oan hồn. Chỉ có Lưu Bị sau khi rớt ngựa ở Đàn Khê lại có thể bay lên vượt qua đại nạn.

Lưu Bị đại nạn không chết gặp được quý nhân.

Lưu Bị đại nạn không chết gặp được quý nhân.

Sau khi thấu rõ sự tình, Lưu Bị biết được Thủy Kính tiên sinh là người thấu tỏ trời đất trong thiên hạ, mong được Thủy Kính tiên sinh tiến cử hiền tài.

Thủy Kính tiên sinh nói “Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ”, Lưu Bị mới sốt sắng hỏi Ngọa Long, Phượng Sồ là ai thì Thủy Kính tiên sinh mỉm cười nói thiên cơ bất khả lộ. Lưu Bị lại một lần nữa mạo muội mong được Thuỷ Kính tiên sinh hạ sơn trợ giúp nhưng Thủy Kính tiên sinh lấy cớ tuổi đã quá chiều, ngày tháng còn chẳng còn nhiều, chỉ muốn làm bạn với non xanh nước biếc.

Cũng nhờ cơ duyên tại nhà Thủy Kính tiên sinh mà Lưu Bị gặp được Từ Thứ và sau này được Từ Thứ cho biết Ngọa Long, Phượng Sồ là ai, dẫn đến điển tích “Tam cố thảo lưu” Lưu Bị ba lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng xuất sơn về sau.

Lưu Bị (161 – 223) tự là Huyền Đức, người huyện Trác, quận Trác thuộc U châu, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Tam quốc diễn nghĩa: Cái chết tức tưởi của cha Tào Tháo

Tào Tung (133-193) là đại thần nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Là cha của Tào Tháo, ông của hoàng đế khai quốc nhà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Diễn viên Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 giờ ra sao? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN