Tam quốc diễn nghĩa: Chiến mã ít người biết đến bất chấp đau đớn của mình cứu Tào Tháo

Tào Tháo từng có trong tay ngựa Xích Thố nhưng Tuyệt Ảnh mới là con ngựa được ông nhất mực yêu quý.

Video: Tào Tháo luận về thất bại.

Tào Tháo (155-220) tự Mạnh Đức là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. Là một trong những nhân vật nổi danh nhất thời Tam quốc, cuộc đời hào hùng của Tào Tháo cho tới ngày nay vẫn khiến hậu thế không khỏi ngưỡng mộ. Tuy nhiên, cuộc đời binh nghiệp lừng lẫy của Tào Tháo cũng có không ít biến cố thăng trầm.

Một trong số đó không thể không nhắc tới những trận chiến khốc liệt cùng các âm mưu ám sát đáng sợ của kẻ thù. Để chinh chiến trong các trận đấu đó không những cần phải có kế sách, tài năng phán đoán mà còn cần tới chiến mã thực thụ.

Sử sách có ghi chép rằng, Tào Tháo có con ngựa quý nổi tiếng tên là Tuyệt Ảnh. Đây được coi là "thần mã" mà Tào Tháo rất mực quý mến.

Sở dĩ chiến mã này có tên là Tuyệt Ảnh bởi vì nó có khả năng phi rất nhanh đến nỗi cái bóng cũng không thể đuổi kịp. Cái tên Tuyệt Ảnh chính là nhằm mục đích nhấn mạnh đặc tính tuyệt vời này của con ngựa.

Cùng với Xích Thố, Đích Lô, ngựa Tuyệt Ảnh được coi là những chiến mã nổi tiếng gắn liền với các anh hùng nổi danh thời Tam quốc lần lượt là Lữ Bố, Quan Vân Trường, Lưu Bị và Tào Tháo.

Tuyệt Ảnh là con ngựa toàn thân được bao phủ bởi màu đen, bốn chân khỏe khoắn, cao và vạm vỡ, nhìn chung là sở hữu tướng tốt.

Được coi là chiến mã đã cùng vào sinh ra tử với Tào Tháo trong nhiều trận chiến khốc liệt, tốc độ di chuyển tuyệt vời của Tuyệt Ảnh khiến kẻ địch khiếp sợ và nó cũng là một con ngựa nổi tiếng rất mực trung thành trong lịch sử.

Tuyệt Ảnh là tuấn mã được Tào Tháo sử dụng nhiều khi tham chiến, nhưng không may là nó đã bỏ mạng trong một trận chiến khốc liệt.

Theo đó, vào năm 197, Tào Tháo tấn công Trương Tú ở Uyển Thành (Nam Dương) để nhằm chiếm thành trên tiến trình muốn bá chiếm trung nguyên. Ban đầu, khi Tào Tháo tấn công, Trương Tú do liệu thế không chống nổi nên liền dâng thành đầu hàng.

Tuy nhiên, không ngờ Trương Tú dâng thành hóa ra lại là một cái bẫy. Vì Trương Tú dấy binh làm phản bất ngờ nên Tào Tháo không kịp trở tay và suýt chút nữa đã phải bỏ mạng.

Nhờ có Điển Vi cùng 10 thủ hạ lăn xả vào đám quân phản loạn, giết hàng chục người. Nhưng vì lực lượng ít ỏi, lại không có một mảnh giáp, hành động dũng mãnh của danh tướng trung thành với Tào Tháo không khác gì “lấy trứng chọi đá”.

Tam quốc diễn nghĩa: Chiến mã ít người biết đến bất chấp đau đớn của mình cứu Tào Tháo - 1

Tào Tháo rất quý mến ngựa Tuyệt Ảnh.

Các thủ hạ lần lượt bị tiêu diệt cũng là lúc trên người Điển Vi có hơn 10 nhát đâm. Quân Trương Tú tiến lại gần định bắt, thì Điển Vi chồm tới tóm lấy hai tên địch, đập vào nhau khiến cả hai chết ngay tại chỗ.

Một mình ông quần thảo với kẻ địch giết thêm vài chục người. Cuối cùng, quân Trương Tú phải dùng đến cung tên và cuối cùng là mũi lao đâm trúng giữa lưng mới vô hiệu hóa được Điển Vi. Ông chết trong khi mắt vẫn mở to, khiến cho kẻ địch nửa ngày sau mới dám tiến lại gần.

Nhờ có Điển Vi chặn giữ cửa trước nên Tào Tháo có đủ thời gian để trốn thoát lúc đêm tối. Tuy nhiên, nếu không nhờ có chiến mã Tuyệt Ảnh thì có lẽ Tào Tháo khó lòng thoát ra khỏi tử địa đó.

Tương truyền, trên đường tẩu thoát cùng Tào Tháo, mặc dù bị bắn trúng tới ba mũi tên nhưng Tuyệt Ảnh quả thực không phải là một con ngựa tầm thường.

Nó vẫn liều mạng phi nhanh đúng như cái tên của mình (Tuyệt Ảnh) để cứu chủ nhân. Tuyệt Ảnh hoàn thành sứ mạng giúp Tào Tháo trốn thoát và sống sót trong trận chiến khốc liệt ở Uyển Thành và cuối cùng đuối sức gục ngã khi bị một mũi tên bắn vào mắt.

Con ngựa tuyệt vời này quả thực có nghĩa có tình và một mực trung thành, và sẵn sàng bỏ mạng vì Tào Tháo.

Trận chiến ở Uyển Thành được coi là một trong những thất bại thảm hại của Tào Tháo. Trong trận chiến trở tay không kịp này, Tào Tháo không những mất đi tuấn mã Tuyệt Ảnh, mà còn mất con trai Tào Ngang, cháu trai Tào An và Điển Vi, dũng tướng khiến cho nhà chính trị kiệt xuất trong thời Tam quốc phải rơi lệ khóc thương.

Ai ngờ ”Tào Tháo” bản phim 1994 lại có những phút ”yếu lòng” như thế này

Tình yêu vô bờ bến của “Tào Tháo“ ngoài đời dành cho gia đình khiến công chúng ngưỡng mộ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Diễn viên Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 giờ ra sao? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN