Sự thật việc Hoắc Nguyên Giáp từng đánh bại “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới”

Hoắc Nguyên Giáp không chỉ là một nhân vật quen thuộc trên phim ảnh, ngoài đời ông còn là một huyền thoại võ thuật của Trung Hoa từng đánh bại nhiều võ sĩ phương Tây và Nhật Bản.

Hoắc Nguyên Giáp được mệnh danh là huyền thoại của võ thuật Trung Hoa. Với tinh thần chính nghĩa và võ công cao cường, ông đã nhiều lần đánh bại các võ sĩ ngoại quốc khác để đem vinh quang về cho dân tộc của ông. Đã có rất nhiều bộ phim tái hiện lại hình ảnh Hoắc Nguyên Giáp trên màn ảnh, nhưng theo nhiều người võ công thực sự của ông còn lợi hại hơn nhiều.

Sự thật việc Hoắc Nguyên Giáp từng đánh bại “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới” - 1

Chân dung Hoắc Nguyên Giáp.

Hoắc Nguyên Giáp (1868-1910) là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa. Ông là người đã sáng lập ra Tinh Võ Thể dục Hội, một tổ chức võ thuật nhằm hệ thống hóa và phổ biến rộng rãi võ thuật truyền thống Trung Quốc.

Hoắc Nguyên Giáp sinh ra tại huyện Tĩnh Hải, Thiên Tân, Trung Quốc, là người con thứ 4 trong 10 người con của một gia đình nghèo tại Tảo Viên lý. Cha ông, Hoắc Ân Đệ, vốn là người huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc, di cư đến huyện Tĩnh Hải, tỉnh Trực Lệ (nay là thành phố Thiên Tân). Dù sinh kế chính là nghề nông, tuy nhiên thời trẻ Hoắc Ân Đệ từng có thời gian luyện tập Mê Tung quyền, nên thỉnh thoảng ông cũng nhận lời tham gia bảo tiêu các chuyến buôn hàng đến Mãn Châu Lý và ngược lại. Mặc dù sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ nghệ, nhưng từ thuở ấu niên Hoắc Nguyên Giáp thân thể yếu nhược, bệnh tật liên miên. Điều này có thể đã ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ ngắn ngủi của ông sau này.

Lén luyện võ 12 năm mà không ai hay biết

Vì thể chất yếu nên ông chỉ được cha dạy rất ít thế võ, chủ yếu là để rèn luyện sức khoẻ và tự vệ mà thôi. Tuy nhiên, Hoắc Nguyên Giáp rất yêu thích võ thuật nên đã lén cha một mình khổ luyện, bất chấp những cơn hen suyễn đến bất chợt và đau nhức toàn thân khi vận động mạnh.

Sự thật việc Hoắc Nguyên Giáp từng đánh bại “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới” - 2

Hoắc Nguyên Giáp thi triển công phu.

Cứ thế suốt 12 năm trời, sự khổ luyện của ông cũng đến ngày hái quả. Đó là vào một ngày đẹp trời, có một vị khách đến xin thỉnh giáo Mê Tung quyền, Hoắc Ân Đệ đã cho anh trai Hoắc Nguyên Giáp ra tỉ thí nhưng chỉ sau một hiệp thì thua. Hoắc Nguyên Giáp thấy thế nên xin cha cho thử sức, cha ông chưa kịp trả lời thì ông đã phi lên võ đài và tranh đấu.

Vị khách kia thấy thân thể Hoắc Nguyên Giáp ốm yếu thì cười mỉm tỏ vẻ xem thường, thế nhưng chưa kịp đắc ý thì đã nhận phải những đòn quyền cước “xuất quỷ nhập thần” của ông. Sau hơn mười trận thì Hoắc Nguyên Giáp tung đòn quyết định khiến đối thủ văng xa mấy trượng. Ai chứng kiến cũng kinh hoàng còn cha ông thì bất ngờ không kém.

Từ đó, Hoắc Ân Đệ đã đem mọi bí quyết công phu truyền lại cho Hoắc Nguyên Giáp. Ông không chỉ luyện tập rất siêng năng mà còn tìm hiểu thêm những thế võ khác, dần dà, Hoắc Nguyên Giáp đã vươn lên hàng tuyệt đỉnh, khó ai sánh bằng.

Tuyệt kỹ Mê Tung quyền huyền thoại

Mê Tung quyền là sự kết hợp hoàn hảo những đỉnh cao công phu của võ Thiếu Lâm và Võ Đang phái, giữa nhu và cương, vừa nhàn nhã nhẹ nhàng, khi mau lẹ dứt khoát, cứ thế biến đổi không ngừng làm cho đối thủ khó lòng trở tay kịp.

“Mê” có nghĩa là “biến ảo”, “Tung” nghĩa là dấu vết hoặc dấu chân, nên Mê Tung quyền có thể tạm hiểu là “những bước chân kỳ ảo”.

Theo một số tài liệu, tuyệt kỹ này được ra đời từ thời nhà Tống (tương truyền do nhân vật Yến Thanh trong tác phẩm Thủy Hử sáng lập).

Đặc điểm của Mê Tung quyền là nhẹ nhàng mau lẹ, thi triển phiêu dật, rất nhàn nhã, trọng công phu trọng khéo léo, đủ cả cương nhu.

Về thủ pháp thì chủ yếu là móc, ôm, ngắt, vuốt, bọc, vồ, gác, ép, chú trọng kỹ pháp cầm nã.

Về thoái pháp (bộ pháp: tấn pháp - cước pháp) chủ yếu là đá, điểm, móc, treo, quấn, quét, cắt, hất cả đến khều âm cước xé giữa hai chân, liên hoàn dậm, tránh chân (đóa tử cước) biểu thị yêu cầu tập trung vào một điểm mà đề cập tới cả tám phương.

Môn quyền này về cơ bản được tích hợp giữa phong cách của các loại quyền thuật Bắc Thiếu Lâm pha trộn với phong cách quyền thuật của Đạo gia như Nội gia quyền và Bát Quái chưởng.

Về thân pháp thì lấy giấu, né, vặn, lắc làm chính (tàng, thiểm, ninh, đẩu), còn bộ pháp thì lấy nhảy dọc, bắt lén (tung, khiêu, thâu, móc) làm chính.

Sự thật việc Hoắc Nguyên Giáp từng đánh bại “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới” - 3

Lý Liên Kiệt vào vai Hoắc Nguyên Giáp.

Mê Tung quyền rất coi trọng đòn chân. Trong các bài dùng khuỷu với động tác chân và vọt lật, trong thực sự thì chú trọng mượn thế thuận sức, ra (đòn) lúc không để ý.

Mê Tung quyền tuy nghiêm ngặt về kỹ thuật mà vẫn chuyên chú tính uyển chuyển của Bắc Thiếu Lâm và phong thái tiêu diêu nhàn nhã của Đạo gia.

Trong lịch sử võ thuật Trung Hoa, cha của Hoắc Nguyên Giáp là võ sư danh tiếng Hoắc Ân Đệ chính là người từng truyền dạy Mê Tung quyền.

Nhưng mỗi khi nhắc tới tuyệt kỹ đỉnh cao này thì người ta lại nhắc tới Hoắc Nguyên Giáp chứ không phải là cha của ông. Tại sao lại như vậy?

Bởi đơn giản, Hoắc Nguyên Giáp chính là người đã đưa Mê Tung quyền lên tới đỉnh cao kết hợp giữa võ thuật và nghệ thuật, biến nó trở thành thứ vũ khí vô cùng lợi hại để đánh bại rất nhiều cao thủ trong nước và nước ngoài để làm rạng danh võ thuật Trung Hoa.

Sau khi Hoắc Nguyên Giáp qua đời thì các thế hệ hậu bối cũng không ai vượt qua được ông trong việc vận dụng thứ võ công tuyệt đỉnh này.

Theo nhiều nhà nghiên cứu về võ thuật, Ngay cả Lý Liên Kiệt, một diễn viên có võ công thuộc hàng xuất sắc đã rất thành công trong việc hoá thân vào nhân vật chính của bộ phim Hoắc Nguyên Giáp, nhưng nhiều người vẫn cho rằng anh chưa thể hiện hết được tinh hoa của Mê Tung quyền huyền thoại.

Những trận chiến chấn động giang hồ

Cũng như cha mình, Hoắc cũng bắt đầu tham gia vào nghề bảo tiêu và càng nổi danh hơn khi nhiều lần đánh bại các toán cướp hàng. Thời gian sau đó, Nguyên Giáp cũng mở võ đường và có rất nhiều võ sĩ từ khắp nơi đã đến để thách đấu.

Tuy nhiên không một đối thủ nào có thể chịu đựng được nổi những pha ra đòn quá nhanh và biến ảo của Hoắc. Thậm chí có những lần Nguyên Giáp còn “chấp” cả hàng chục võ sĩ bước lên võ đài thi đấu, tuy nhiên tất cả đều lần lượt phải gục ngã trong sự thán phục.

Trong một thời gian ngắn, Hoắc Nguyên Giáp trở thành võ sĩ không có đối thủ, được mọi người gọi là "Đệ nhất Thiên Tân".

Trong những năm cuối thế kỷ 19, thành phố Thiên Tân thời đó đang bị các nước đế quốc phân chia thành các khu tô giới. Các võ sĩ phương Tây, Nhật Bản cũng thừa dịp đứng ra thách đấu với các võ sư người Hoa và đa số giành chiến thắng.

Một lần, Nguyên Giáp nghe nói có một người Nga là Solineron tự xưng là “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới”, đã giương bốn chữ "Đông Á bệnh phu" (Người bệnh Đông Á) nhằm chế nhạo các võ sĩ cũng như người Hoa.

Ông rất phẫn nộ, đi thẳng tới võ đài xin được giao đấu. Trước một con người nhỏ bé, võ sĩ phương Tây vốn to lớn hơn rất nhiều đã tỏ ra rất chủ quan. Nhưng Nguyên Giáp đã làm cho đối thủ và rất đông khán giả phải bất ngờ.

Sự thật việc Hoắc Nguyên Giáp từng đánh bại “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới” - 4

Ảnh minh họa.

Sau khi bị đối phương cậy sức dồn ép với không ít cú đấm và bị quật ngã xuống sàn, Nguyên Giáp lấy hết sức mình tung một đòn cước Mê tung hiểm hóc, đá văng đối thủ to lớn bay ra khỏi sàn đấu.

Sau đó, võ sĩ phương Tây cố gắng gượng dậy để… giơ đôi tay của Nguyên Giáp lên cao, tuyên bố chiến thắng thuộc về đối thủ.

Vào năm 1909, có võ sĩ người Anh tên Aopian tới Thượng Hải, kiêu căng đăng tin trên báo muốn thách đấu võ với người Hoa, Nguyên Giáp lại phải ra mặt.

Nghe đến tên ông, Aopian đã ngấm ngầm muốn bỏ cuộc, nên cuộc đàm phán đã kéo dài cả tháng sau hàng chục lần thay đổi phương thức giao đấu.

Cuối cùng, địa điểm cuộc đấu võ được cũng được chốt, nhưng đến ngày thi đấu thì Aopian đã bí mật rời Thượng Hải.

Hàng ngàn người đến xem “đả lôi đài” đã rất tức giận. Nhưng sau đó, họ được hả hê, mãn nhãn khi chứng kiến thầy trò Hoắc Nguyên Giáp biến cuộc đấu bất thành sang một buổi biểu diễn võ thuật.

Sau khi khiến các võ sĩ phương Tây khiếp sợ, Hoắc Nguyên Giáp còn đánh bại thêm nhiều cao thủ đến từ Nhật Bản nữa.

Năm 1909, ông liên kết với một số võ sư người Hoa thành lập Hội Võ thuật Tinh Võ (Tinh Võ Môn) nhằm quảng bá võ thuật và được thanh thiếu niên Trung Hoa nhiệt tình hưởng ứng.

Nhưng chỉ 1 năm sau (1910), Hoắc Nguyên Giáp bất ngờ qua đời tại một bệnh viện tại Thượng Hải. Cho tới ngày nay, nguyên nhân cái chết của ông (do bệnh tật hay bị ám sát…) vẫn còn là một dấu hỏi.

Sau khi ông mất, Tinh Võ Thể Dục Hội vẫn tiếp tục phát triển một cách rộng rãi và trở thành cơ sở đầu tiên trong lịch sử võ thuật Trung Hoa phổ biến võ thuật tới đại chúng, không chỉ phát triển trong nước mà còn lan sang khắp khu vực.

Video: Lý Liên Kiệt vào vai Hoắc Nguyên Giáp.

Đệ nhất gián điệp Đông Ngô khiến Tào Tháo khóc hận

Để có thể qua mặt Tào Tháo, Hoàng Cái đã phải chịu biết bao đau đớn. Tuổi già sức yếu, phải chịu 100 trượng và mang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Lý Liên Kiệt: Huyền thoại phim võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN