Sự thật về loại bình đựng rượu và bát thuốc đen ngòm trong phim Hoa ngữ
Đằng sau những chén rượu độc, bát thuốc đen ngòm trong phim cổ trang Trung Quốc chứa đựng nhiều bí mật thú vị.
Phim cổ trang Hoa ngữ từ lâu đã thu hút người hâm mộ bởi dàn “nam thanh nữ tú” và những kĩ xảo đỉnh cao. Tuy nhiên, nhiều khán giả không để ý tới những tình tiết nhỏ nhưng cũng cần đến sự chuẩn bị tỉ mỉ của các nhân viên đạo cụ. Mới đây, trang tin Sohu (Trung Quốc) đã "vén màn" bí mật về nguyên liệu làm nên những bát thuốc chữa được bách bệnh hay những bình rượu độc khiến người uống phải bỏ mạng.
Loại chén bát đặc biệt đựng rượu trong phim
Nói về những cảnh các đại hiệp nốc cạn bình rượu trong các phim, thứ chất lỏng này thực sự chỉ là nước lọc. Nhiệm vụ của diễn viên là phải diễn tốt, khiến người xem có cảm giác như họ đang uống rượu thật vậy. Tuy nhiên, để tăng tính chân thật, một số đoàn phim đã lựa chọn loại bát được phủ một lớp sơn đặc biệt. Chỉ cần ngửi thấy mùi sơn này, gương mặt diễn viên đỏ ửng, cảm giác cay cay như vừa uống phải rượu thật.
Hình ảnh các anh hùng uống rượu hàng bình mà chẳng say trong phim cổ trang.
Một nhân viên bộ phận đạo cụ có kinh nghiệm cho biết hầu hết các diễn viên đều không thích loại chén, bát này. Một số người vừa nhìn thấy đã khó chịu ra mặt nhưng buộc phải chấp nhận. Chỉ có những ngôi sao lớn, đoàn làm phim mới có sự nhượng bộ.
Trong bộ phim “Tân Thiên Long Bát Bộ’, Chung Hán Lương ấn tượng và nhớ mãi kỷ niệm cảnh đầu tiên khi anh uống rượu cùng nhân vật Đoàn Dự (Kim Ki Bum) trên lầu Tùng Hạc: "Lúc đó còn hăng lắm, uống bao nhiêu bát cũng được, uống riết cũng được vài chục bát. Mặc dù chỉ là nước lọc nhưng cũng khiến tôi uống đến phát ọe. Mấy ngày sau đó cũng toàn quay cảnh tôi phải uống, mọi người trong đoàn liên tục thấy tôi phải vào nhà vệ sinh".
Vì uống quá nhiều rượu (nước lọc) khiến Chung Hán Lương phải liên tục chạy vào nhà vệ sinh.
Ngoài ra trong phim còn xuất hiện tình huống các đại hiệp uống say rồi cao hứng dùng đầu đập vỡ bình rượu. Để hạn chế gây thương tích cho diễn viên đoàn phim đã sáng tạo ra cách cô đặc nước đường, rót vào trong khuôn đúc rồi chờ đông lại. Qua một thời gian có thể dùng chai rượu bằng đường để làm đạo cụ.
Cảnh hoàng hậu ban rượu độc, phi tần uống xong thổ huyết; hay nhân vật bị trúng độc sùi bóp mép rồi tắc thở cũng thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim cổ trang Hoa ngữ. Cảnh tượng này trông thật hãi hùng, nhưng thực ra máu chỉ là siro. Siro có màu đỏ, đậm đặc, kết dinh nên rất phù hợp để làm máu giả.
Cảnh mỹ nhân uống phải rượu độc, thổ máu và chết thường xuất hiện trong nhiều phim cung đấu.
Trong bộ phim “Thâm cung kế”, cảnh Thái Bình công chúa bị trúng rượu độc dẫn đến thổ huyết. Khán giả cũng có thể đoán được thực sự đó không phải là máu. Nhân viên đạo cụ chỉ cần thêm một chút nước và màu thực phẩm là có thể tạo ra một loạt chất lỏng giống như máu. Loại chất lỏng này rất ngọt, có thể ăn được nên khi diễn diễn viên chỉ cần ngậm trong miệng rồi phun ra.
Bát thuốc sắc là nước đường đỏ
Ngoài rượu thì những bát thuốc sắc đắng chát trong phim cổ trang cũng được chuẩn bị theo cách tương tự. Trên thực tế, những bát nước nâu đen kì dị đó đã được các các nhân viên đạo cụ chuẩn bị rất kĩ lưỡng. Những bát thuốc nóng bốc khói thường là nước đường đỏ. Còn những bát thuốc nguội thì thường là... nước ngọt có ga, chỉ cần rót ra cho bay hết khí ga là có thể dùng. Khi uống, diễn viên chỉ cần nhăn nhó mặt mày, tạo cho người xem cảm giác họ đang uống thuốc đắng thật.
Bát thuốc Đông y chữa bệnh trong phim thực chất là nước đường đỏ.
Những viên tiên đan có thể “cải tử hoàn sinh” trong các bộ phim cổ trang thực chất chỉ là kẹo ngọt mang hình dáng và màu sắc phù hợp mà thôi. Các nhà sản xuất cho biết thêm, tiên đan, thần dược khá dễ làm, không cần chuẩn bị một cách công phu. Đó là bởi đạo cụ này có thể được làm từ nhiều loại thực phẩm có sẵn ví dụ như viên bột mì, kẹo, sô-cô-la hoặc ô mai,...
Nhiều mỹ nhân Việt đã khiến người hâm mộ bất ngờ khi xuất hiện với hình ảnh cạo trọc đầu.
Nguồn: [Link nguồn]