Sự thật động trời về "Tây Du Ký": Đường Tăng ích kỷ, Bát Giới, Sa Tăng ăn thịt người

Nếu bộ phim làm đúng theo nguyên tác, thì khán giả chỉ xem vài tập đầu sẽ phải bỏ chạy vì quá đáng sợ.

Tây Du Ký là bộ phim truyền hình thân thuộc với nhiều thế hệ khán giả, đặc biệt là các em thiếu nhi. Ở Việt Nam, bộ phim thường được chiếu vào thời gian nghỉ hè để phục vụ các khán giả nhí, hầu như năm nào cũng phát lại nhưng tỉ lệ xem vẫn khá cao, thậm chí cao hơn cả các bộ phim bom tấn Âu Mỹ.

Tuy nhiên, nếu đọc qua tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân, khán giả sẽ phát hiện, bộ phim này có rất nhiều chi tiết không giống nguyên tác.

1. Các đệ tử của Đường Tăng đều là yêu quái xấu xí từng ăn thịt người

Theo miêu tả của Ngô Thừa Ân, cả Ngộ Không, Ngộ Năng và Ngộ Tĩnh đều là những yêu quái xấu xí, đáng sợ. Tôn Ngộ Không là một con khỉ người đầy lông lá, miệng hô, mắt đỏ, cao 1m2. Mặc dù được mệnh danh là Mỹ Hầu Vương, nhưng đó là trong mắt của bầy khỉ, còn đối với con người thì lại đáng sợ.

Tôn Ngộ Không thực chất là một con khỉ đột đáng sợ

Tôn Ngộ Không thực chất là một con khỉ đột đáng sợ

Trư Bát Giới là một con lợn rừng dài 3 tấc (khoảng 1m), hung hãn, mặt đen, lông ngắn, mõm dài, tai to, răng nhọn hoắt, phía sau gáy còn có một cụm lông dầy.

Tạo hình gốc của Trư Bát Giới

Tạo hình gốc của Trư Bát Giới

Sa Ngộ Tĩnh là một con người có diện mạo quái dị, cao gần 4m, tóc đỏ xoăn tít và rối bù, mắt sáng quắc như đèn pha, mặt xanh lét, nhìn khá dữ tợn nên không ai dám tới gần.

Chỉ có Bạch Long Mã được xem là ưa nhìn nhất, nhưng cả 4 đều là những quái vật tay đã nhúng chàm.

Thời còn ở Hoa Quả Sơn, Tôn Ngộ Không không hề ăn thịt người. Nhưng trong một lần bị Đường Tăng đuổi, Mỹ Hầu Vương đã quay về chốn xưa và phát hiện, hơn 40,000 con khỉ ở Hoa Quả Sơn bị loài người giết hại, chỉ còn khoảng 1,000 con. Quá phẫn nộ, Tôn Ngộ Không huy động bầy khỉ giết chết toàn bộ thợ săn ở chân núi, sau đó mang xác vứt vào hang.

Tôn Ngộ Không từng giết thợ săn để trả thù cho bầy khỉ

Tôn Ngộ Không từng giết thợ săn để trả thù cho bầy khỉ

Tuy nhiên, Tề Thiên Đại Thánh vẫn được coi là người lương thiện nhất trong số 4 đồ đệ. Trư Bát Giới vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái ở thiên đình, do trêu ghẹo Hằng Nga nên bị đày xuống hạ giới và đầu thai làm lợn.

 Vì quá ghét bỏ hình hài xấu xí của mình, Bát Giới đổ hết mọi lỗi lầm cho người đã sinh ra y, sau đó cắn chết mẹ ruột và giết tất cả bầy đàn. Một mình Trư Bát Giới xưng vương ở núi rừng, ngày ngày giết người làm thức ăn.

Sa Ngộ Tĩnh giết người hằng ngày làm thức ăn

Sa Ngộ Tĩnh giết người hằng ngày làm thức ăn

Sa Ngộ Tĩnh là yêu quái ở sông Lưu Sa, người người qua sông đều bị hắn ăn thịt, đem xương vứt xuống đáy sông. Trên cổ Sa Ngộ Tĩnh có một chuỗi vòng trắng, theo truyền thuyết, chuỗi vòng này được làm từ đầu lâu của 9 người bị giết, vì không thể chìm xuống nên y lấy làm thành vòng đeo cổ.

Tiểu Bạch Long là Tam Thái Tử của Tây Hải Long Vương nhưng cũng thích ăn thịt người, lần đầu tiên gặp Đường Tăng đã muốn chén thịt, nhưng không thành nên đành bắt ngựa và giết thịt.

2. Đường Tăng là một người ngu muội, sợ chết và ích kỷ

Khi xem phim, nhiều khán giả bức xúc vì Đường Tăng quá nhu nhược, nhiều khi trách lầm khiến Ngộ Không bị phạt thì nếu đọc truyện, Đường Tăng có lẽ sẽ bị liệt vào danh sách nhân vật phản diện.

Theo tiểu thuyết, Đường Tăng là một người rất yếu đuối, dễ khóc. Khi bị Tiểu Bạch Long ăn mất ngựa, bị yêu quái bắt hay gặp phải cướp, sư phụ chỉ biết rơi lệ và trách cứ các đồ đệ.

Mỗi lần xảy ra chuyện, Đường Tăng chỉ biết khóc và trách mắng đồ đệ

Mỗi lần xảy ra chuyện, Đường Tăng chỉ biết khóc và trách mắng đồ đệ

Một tính cách khác của Đường Tăng khiến độc giả khó chịu là ích kỷ. Khi Tôn Ngộ Không giết cướp, phản ứng đầu tiên của sư phụ là trách mắng vì sợ nếu có người biết thì sẽ liên lụy tới mình. Thậm chí, Đường Tăng còn tụng kinh: “Các vị hảo hán ơi, nếu các người muốn tố cáo với Diêm Vương, thì hãy nhớ rằng người đánh chết các vị là con khỉ họ Tôn kia, chứ không phải họ Trần ta, ta chỉ là một vị hòa thượng đi thỉnh kinh thôi.”

Ngộ Không luôn bị Đường Tăng trách phạt

Ngộ Không luôn bị Đường Tăng trách phạt

Khi chùa Quan Âm bốc cháy, yêu quái gấu đen liền nghĩ ngay đến việc cứu các hòa thượng, nhưng Đường Tăng lại chỉ nghĩ đến áo cà sa có bị cháy không, sau đó nghi ngờ Tôn Ngộ Không là người châm lửa.

3. Thầy trò Đường Tăng mỗi người đều có mục đích riêng

Trên phim, khán giả cảm động vì 5 thầy trò Đường Tăng coi nhau như một gia đình, trong đó sư phụ như một người cha đáng kính, còn 4 anh em yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Nhưng khi đọc đến nguyên tác, không ít độc giả đã phải ngỡ ngàng.

Đường Tăng có thể coi là kẻ máu lạnh vô tình, cơ hội, đi lấy kinh vì danh lợi, muốn được thành Phật chứ không phải để cứu độ chúng sinh.

Bốn thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh đều vì mục đích cá nhân

Bốn thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh đều vì mục đích cá nhân

Trên phim, khán giả thấy Tôn Ngộ Không mỗi lần bị niệm chú vòng kim cô thì đều đau đớn vật vã, nhưng theo truyện, thì có lần Đường Tăng không hề thương xót, niệm tới 20 lần khiến chiếc vòng hằn sâu vào da đầu đến 1 tấc.

Bên cạnh đó, 4 huynh đệ Ngộ Không đều có tâm tư riêng, phò tá sư phụ đi Tây Thiên vì muốn thoát khỏi kiếp yêu quái. Những lần Tôn Ngộ Không bị niệm thần chú đau đến “chết đi sống lại”, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh cũng chỉ đứng một bên nhìn chứ không hề cầu xin sư phụ như khán giả thấy trên phim.

4. Quá nhiều tình tiết rùng rợn hơn cả phim kinh dị

Các cảnh quay đánh nhau với yêu quái trong phim chỉ là một phần rất nhỏ của truyện. Theo nguyên tác, yêu quái có mặt ở khắp nơi, ăn thịt cả một quốc gia, coi mạng người như cỏ rác. Các cảnh giết người cũng được nhà văn Ngô Thừa Ân miêu tả khá chi tiết, móc nội tạng, chế biến thịt, đem xương chất thành núi, gân và da treo đầy các cành cây, yêu quái đem thịt người phơi khô hoặc rao bán.

Tiểu thuyết gốc có nhiều cảnh giết người rùng rợn

Tiểu thuyết gốc có nhiều cảnh giết người rùng rợn

Vì vậy, nếu làm theo đúng nguyên tác, thì sẽ rất khó tìm được diễn viên phù hợp, hoặc nếu có tìm được thì cũng khiến khán giả khiếp sợ mà bỏ xem phim. Đạo diễn Dương Khiết và ê – kíp làm phim đã rất khéo léo lý tưởng hóa các nhân vật trong truyện, thay đổi các tình tiết để bộ phim có giá trị nhân văn hơn. Nhờ vậy, dù không theo nguyên tác, nhưng Tây Du Ký vẫn có sức hút và xứng danh là bộ phim kinh điển mọi thời đại.

Những lần ”Tây Du Ký” tràn ngập cảnh dung tục, ăn mặc hở hang gây tranh cãi dữ dội

Dù được làm lại nhiều phiên bản nhưng chưa có tác phẩm nào có thể qua nổi “Tây Du Ký 1986”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lâm Mộc (Theo Toutiao) ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Tây Du Ký 1986 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN