Sự biến mất bí ẩn của tổ chức Cẩm Y Vệ

Trong lịch sử Trung Quốc có một lực lượng gọi là Cẩm Y Vệ, được tổ chức dưới triều đại nhà Minh (1368-1644). Từng sở hữu số lượng lên tới 200.000 thành viên, đây được cho là công cụ đắc lực bảo hộ cho sự thống trị của thế lực cầm quyền, đứng đầu là hoàng đế.

Video: Chung Tử Đơn trong phim Cẩm Y Vệ.

Nếu bạn là một fan của phim cổ trang thì sẽ không lạ lẫm gì với đội Cẩm Y Vệ, trong các bộ phim cổ trang, Cẩm Y Vệ là một đội thị vệ có thanh uy và nguy hiểm bậc nhất thời nhà Minh.

Đội Cẩm Y Vệ này thu gom và bí mật huấn luyện những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa ngoài đường. Chúng được dạy dỗ từ nhỏ, và trở thành những tay sát thủ sử dụng thông thạo các loại binh khí. Đội Cẩm Y Vệ không phải tuân theo pháp luật, có quyền giết người mà không cần hỏi trước, và hiến dâng cả cuộc đời của mình để phục vụ Hoàng đế. Nhưng ít ai biết rằng Cẩm Y Vệ không chỉ là sản phẩm của phim ảnh mà đây là một đội thị vệ có thật trong lịch sử Trung Quốc.

Sự biến mất bí ẩn của tổ chức Cẩm Y Vệ - 1

Cẩm Y Vệ là một đội thị vệ nguy hiểm bậc nhất thời nhà Minh.

Cẩm Y Vệ được Minh Thái Tổ thành lập năm 1382 với cơ cấu ban đầu gồm 500 người. Vốn là vị hoàng đế có tính đa nghi và từng xử nhiều vụ án công thần lớn như Hồ Duy Dung, Lam Ngọc, Minh Thái Tổ thành lập Cẩm Y Vệ với ý định biến đây thành lực lượng cận vệ thân tín của ông đồng thời giúp Minh Thái Tổ thăm dò, giám sát hoạt động của các quan viên trong triều. Tới năm 1385 lực lượng Cẩm Y Vệ đã lên tới 14.000 người, họ được mệnh danh là "Triều đình ưng khuyển" (chó săn triều đình). Quyền lực của Cẩm Y Vệ lên tới đỉnh cao vào thời Minh Vũ Tông với lực lượng lên tới khoảng 200.000 người, thành viên của Cẩm Y Vệ được quyền điều tra, giam giữ, tra tấn không cần thông qua thủ tục xét xử thông thường mà chỉ cần nhận lệnh trực tiếp từ hoàng đế.

Từ số lượng khổng lồ kể trên, hậu thế không khó để tưởng tượng mạng lưới của tổ chức này đã từng trải rộng khắp nơi trên lãnh thổ Đại Minh thời bấy giờ.

Thế nhưng thế lực từng được ví như "hộ mệnh" của các Hoàng đế nhà Minh lại nhanh chóng biến mất khỏi lịch sử sau khi vương triều này rớt đài.

Vậy đâu là lý do khiến một tổ chức khét tiếng như Cẩm Y Vệ lại dễ dàng "bốc hơi" sau khi giang sơn chỉ vừa mới đổi chủ?

Cẩm Y Vệ - nỗi ám ảnh của quan lại dưới thời nhà Minh

Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, chức trách chủ yếu của đội ngũ Cẩm Y Vệ là thu thập những thông tin tình báo để báo cáo cho Hoàng đế về động thái của quần thần.

Từ chức trách chuyên môn quan trọng này, sẽ không hề quá lời khi nói rằng Cẩm Y Vệ chính là đội ngũ nắm trong tay quyền sinh quyền sát của cả thiên hạ.

Bởi chỉ cần nhận được một chỉ thị từ Hoàng đế, đội ngũ này sẽ thẳng tay diệt trừ những đối tượng bị nhà vua cho vào tầm ngắm.

Sự biến mất bí ẩn của tổ chức Cẩm Y Vệ - 2

Cẩm Y Vệ được mệnh danh là "triều đình ưng khuyển" (chó săn triều đình) với nhiệm vụ chủ yếu là thăm dò, giám sát hoạt động của quan lại.

Vào thời nhà Minh, không ít quan văn thậm chí còn e dè trước Cẩm Y Vệ hơn cả Hoàng đế.

Nguyên nhân là bởi nhà vua có thể ít nhiều sẽ nghe họ giải thích, như vậy ít nhiều còn có cơ hội sống, thế nhưng một khi bị Cẩm Y Vệ "nắm thóp" và tấu trình lên trên thì họ không những không có cơ hội biện bạch mà còn dễ dàng bị mất mạng lúc nào không hay.

Trong khi đó, nếu người của Cẩm Y Vệ lỡ tay giết nhầm người, họ cùng lắm chỉ bị Hoàng đế xếp vào tội "làm việc không tận lực". Tội danh này vốn dĩ không nguy hiểm đến tính mạng của họ, còn người bị giết nhầm thì hiển nhiên chịu thiệt.

Chính vì vậy, hầu hết các quan viên thời bấy giờ luôn giữ thái độ kính sợ có thừa đối với người trong hàng ngũ Cẩm Y Vệ.

Minh sử chép lại câu chuyện một vụ phá án tiêu biểu của Cẩm Y Vệ: Hồ Nam có bốn quan chức đang đêm chui vào mật thất bày tiệc với nhau, đang khi đối ẩm cao hứng, một trong bốn người buột miệng phẩm bình chính sự hà khắc, đột ngột đội Cẩm Y Vệ gồm 3 viên nhị phẩm xuất hiện như từ trời rơi xuống, họ phá tường mà vào, lôi kẻ cuồng ngôn kia ra lột da mà rút từng sợi gân. Thường thì ai đã sa vào tay họ dù không có tội cũng thành trọng tội, khó mong được chết êm thấm chứ đừng nói là sống còn. Hình phạt thông thường để bức cung là đánh bằng trượng cho đến chết, hoặc dùng gông nặng hơn trăm cân đè cho gãy cổ nát ngực chết từ từ một cách thảm khốc kinh hoàng; ai sớm chịu tội thì họa may còn bảo toàn được cho gia quyến, bằng nghịch lại thì toàn gia tru diệt, gà chó cũng không còn.

Minh triều rớt đài và sự biến mất bí ẩn của tổ chức Cẩm Y Vệ

Tuy nhiên sau khi Minh triều diệt vong, tổ chức khổng lồ và đắc lực này cũng đột nhiên biến mất. Liệu đâu là lý do khiến tung tích của Cẩm Y Vệ lại nhanh chóng "bốc hơi" khỏi lịch sử như vậy?

Theo sử liệu ghi lại, người chỉ huy cuối cùng của tổ chức này chính là Đô đốc Lạc Dưỡng Tính. Dưới thời Sùng Trinh tại vị, đây từng là nhân vật rất được Hoàng đế tín nhiệm.

Sự biến mất bí ẩn của tổ chức Cẩm Y Vệ - 3

Không chỉ được mệnh danh là "chó săn triều đình", Cẩm Y Vệ cũng giữ vai trò như cận vệ thân tín của vua Minh và được ví như lực lượng "hộ mạng" cho các Hoàng đế thuộc vương triều này. 

Lạc Dưỡng Tính (? – 1649), tự Thái Hòa, người đất Gia Ngư, là con trai của Chỉ huy sứ Cẩm Y Vệ Lạc Tự Cung và cũng là người giữ chức Đô đốc của đội ngũ này vào giai đoạn cuối thời nhà Minh.

Khi Sùng Trinh còn tại vị, Lạc Dưỡng Tính từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hàng ngũ Cẩm Y Vệ như Đô đốc, Đô chỉ huy sứ…

Hậu thế đều biết, vị vua cuối cùng của nhà Minh là Sùng Trinh vốn nổi tiếng với tính đa nghi. Tuy nhiên ông lại sẵn sàng đem tổ chức quan trọng của mình giao vào tay một người như Lạc Dưỡng Tính, điều đó cho thấy nhà vua vô cùng tín nhiệm và tin tưởng nhân vật này.

Chỉ tiếc rằng, người hiếm hoi nhận được sự tín nhiệm của Sùng Trinh lại dễ dàng lựa chọn con đường bán nước cầu vinh.

Năm xưa khi Lý Tự Thành vây hãm Bắc Kinh, người đảm nhiệm chức trách canh phòng kinh thành là Lạc Dưỡng Tính từng lựa chọn đầu hàng.

Vào thời điểm Đa Nhĩ Cổn tiến vào kinh, vị chỉ huy Cẩm Y Vệ này lại quyết định hàng Thanh, mở cửa thành nghênh đón quân địch.

Thấy chỉ huy lại quyết định đầu hàng, quân Cẩm Y Vệ như rắn mất đầu, lũ lượt kéo ra hàng Thanh.

Mặc dù từng sở hữu quân số vô cùng đông đảo, tuy nhiên trên dưới Cẩm Y Vệ chỉ có duy nhất một người tình nguyện chiến đấu chống Thanh và bị chết trận. Tổ chức đặc vụ khét tiếng một thời của Minh triều cũng bởi vậy mà nhanh chóng tan rã.

Sự biến mất bí ẩn của tổ chức Cẩm Y Vệ - 4

Cẩm Y Vệ giải tán sau khi nhà Minh sụp đổ bởi cuộc tấn công của Sấm vương Lý Tự Thành và nhà Thanh.

Đó là lý do chủ chốt khiến một tổ chức hùng mạnh từng hô mưa gọi gió dưới thời nhà Minh lại dễ dàng biến mất không một dấu vết khi vương triều này mới "rớt đài" trên đất Trung Hoa.

Cao thủ võ lâm xuất thân từ quân đội trên cơ cả Lý Tiểu Long

Mặc dù được nhận xét trên cơ những ngôi sao võ thuật đình đám của điện ảnh Hoa ngữ như Thành Long, Lý Tiểu Long, Chân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN