Sau đêm Blackpink, giới trẻ bị nói "cuồng" sao Hàn, chuyên gia truyền thông nói gì?

Concert Blackpink ở Hà Nội là niềm tự hào với fan nhưng vẫn còn đó những suy nghĩ tiêu cực của một bộ phận cư dân mạng mỉa mai gọi giới trẻ là "cuồng" K-Pop.

Trước và sau hai đêm diễn của Blackpink tại Hà Nội, cộng đồng mạng vẫn có nhiều tranh cãi quanh việc giới trẻ đi “đu” thần tượng. Vẫn còn đó những ý kiến tiêu cực khi đưa ra phán xét đầy tính cá nhân về việc fan bỏ ra số tiền gần 10 triệu đồng để mua 1 tấm vé VIP xem concert. Văn hóa thần tượng từ xưa tới nay vẫn luôn có trong bất kỳ thời đại nào bởi âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu, vậy nên chưa bao giờ những tranh cãi này biến mất.

Sân vận động Mỹ Đình đón khoảng 30.000 khán giả tới xem concert của Blackpink trong ngày 2

Sân vận động Mỹ Đình đón khoảng 30.000 khán giả tới xem concert của Blackpink trong ngày 2

Trên một diễn đàn nổi tiếng về concert Blackpink, bạn Ngân Nguyễn mới đây tâm sự về trải nghiệm không vui khi bay từ Sài Gòn ra Hà Nội. Bạn thấy buồn khi trong số 7/10 chuyến xe ôm công nghệ, bạn bị các bác tài mỉa mai, châm biếm việc một fan “cuồng nhiệt” bay từ xa đến Hà Nội rồi bỏ tiền xem đêm nhạc.

Bạn viết: “Họ mỉa mai giới trẻ hâm mộ quá, về nhà mở tivi xem là được, phí tiền, tiền đó xài được cả tháng. Họ chê bai quá nhiều người đổ về Hà Nội làm cho kẹt xe tăng cao. Mình nói nhiều du khách đến Hà Nội xem concert, Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lâm Đồng, còn có cả các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, họ đến đông lắm, vậy thì chú sẽ nổ đơn nhiều hơn, các khách sạn cũng kín phòng nhiều. Vậy là kích cầu du lịch, điều đó cũng tích cực mà. Họ cười khẩy rồi kêu đúng là giới trẻ cuồng”.

Tâm sự trên không chỉ của riêng bạn Ngân Nguyễn mà là nỗi niềm chung của không ít fan K-Pop mỗi khi có idol sang Việt Nam biểu diễn.

Concert Blackpink ở Hà Nội là niềm tự hào với fan nhưng vẫn còn đó những suy nghĩ tiêu cực của một bộ phận cư dân mạng mỉa mai gọi giới trẻ là "cuồng" K-Pop

Concert Blackpink ở Hà Nội là niềm tự hào với fan nhưng vẫn còn đó những suy nghĩ tiêu cực của một bộ phận cư dân mạng mỉa mai gọi giới trẻ là "cuồng" K-Pop

Nói về những tranh cãi này, chuyên gia truyền thông Phạm Thế Anh – giám đốc công ty P-Media đưa ra quan điểm: “Mỗi người đều có đam mê khác nhau và có quyền theo đuổi nó, chỉ cần cân nhắc kỹ là đam mê ấy không làm ảnh hưởng đến người khác và việc thỏa mãn đam mê ấy mang lại điều gì tích cực cho chính bản thân.

Việc chi vài triệu đến hơn chục triệu đồng để đi xem thần tượng biểu diễn không vi phạm pháp luật, không có gì xấu. Ngoài ra, tiền mua vé là cá nhân người đi xem tự bỏ ra mua hoặc của bố mẹ họ cho tiền chứ không phải đi xin tiền của nhà người khác nên người ngoài không có quyền có ý kiến.

Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của từng người trong xã hội khác nhau dẫn đến nhu cầu hưởng thụ cuộc sống khác nhau. Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế tiêu thụ, kích thích thay đổi, hưởng thụ cuộc sống để thỏa mãn nhu cầu và sở thích cá nhân. Nếu không có người mua sắm, giải trí thì nền kinh tế không thể phát triển, ngành giải trí sẽ thất nghiệp”.

"Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế tiêu thụ, kích thích thay đổi, hưởng thụ cuộc sống để thỏa mãn nhu cầu và sở thích cá nhân"

"Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế tiêu thụ, kích thích thay đổi, hưởng thụ cuộc sống để thỏa mãn nhu cầu và sở thích cá nhân"

Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành truyền thông, giải trí, anh Thế Anh nhận định những thành công mà K-Pop đạt được là đáng nể.

“Văn hóa Hàn Quốc đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, đặc biệt là nhận thức và hành vi tiêu dùng của giới trẻ. Nhờ làn sóng văn hóa Hàn Quốc, khán giả Việt Nam đã cởi mở hơn, tạo nên mối giao lưu văn hóa sinh động, sáng tạo và tạo ra các giá trị văn hóa mới trong giới trẻ.

Bên cạnh đó, K-Pop không chỉ ảnh hưởng lên giới trẻ mà còn ảnh hưởng đến phong cách của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ tại Việt Nam. Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa từ các nước là điều rất đáng khích lệ. Nếu theo dõi showbiz Việt thì bạn sẽ thấy ngày càng có nhiều ca sĩ học hỏi, sáng tạo và cho ra đời những sản phẩm âm nhạc không thua kém gì K-Pop. Họ có một lượng fan hùng hậu và có tổ chức tương tự như các fandom của nhiều idol K-Pop. Nhờ phong cách làm việc chuyên nghiệp, các ca sĩ, nghệ sĩ này luôn nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo khán giả, tạo được tiếng vang khi tham gia các chương trình, sự kiện lớn”.

Mỗi khi nhóm nhạc, ca sĩ Hàn Quốc sang Việt Nam biểu diễn, họ luôn biết cách chiều lòng fan Việt bằng việc “nhập gia tùy tục”. Như trong concert Blackpink, các cô gái đều cố gắng nói tiếng Việt những lời cảm ơn, khen ngợi những món ăn quen thuộc của Việt Nam như bún chả, phở, bánh mì, hay cách các thành viên học nhảy "See tình" của Hoàng Thùy Linh và đội nón lá chụp hình kỷ niệm đều là bí quyết để tăng thêm ấn tượng trong mắt khán giả.

Nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc đã rất thành công khi tạo nên làn sóng văn hóa Hàn

Nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc đã rất thành công khi tạo nên làn sóng văn hóa Hàn

Chuyên gia Phạm Thế Anh cho rằng: "Sự phát triển và công nghệ của Hàn Quốc kết hợp với những giá trị của Việt Nam chắc chắn sẽ tạo ra sức ảnh hưởng rất lớn, không chỉ ở khu vực Châu Á, bởi văn hóa chính là sự tích tụ sâu thẳm truyền thống của mỗi đất nước và thúc đẩy giao lưu văn hóa truyền thống tạo nền tảng và động lực cho phát triển bền vững".

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Vũ ([Tên nguồn])
Blackpink Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN