'Hiền đệ' của Tôn Ngộ Không gánh hành lý suốt 14 năm, ai ngờ là kẻ sát nhân

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 549Kỳ mới nhất

Dù có võ công lợi hại cùng quá khứ bất hảo nhưng khi quay đầu, Sa Tăng hoàn toàn thay đổi, hệt như một “biển cát” thâm sâu, khó lường.

Trong 5 nhân vật chính của Tây Du Ký từ sư phụ Đường Tăng, đại đệ tử Tôn Ngộ Không đến Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long mã, thì Sa Ngộ Tịnh luôn “bị” coi là kẻ mờ nhạt nhất. Thế nhưng Sa Tăng có thật sự tầm thường đến vậy không? Câu trả lời sẽ khiến không ít khán giả phải bất ngờ...

"Hiền đệ" của Tôn Ngộ Không

Trong Tây Du Ký, Sa Tăng đảm nhận công việc gánh hành lý vô cùng nặng nhọc. Trong suốt 14 năm cùng sư phụ và các sư huynh đi Tây Thiên thỉnh kinh, Sa Tăng là người hiền lành, cần mẫn, chăm chỉ gánh đồ không hề than thở một câu. Nếu như Tôn Ngộ Không nghịch ngợm, phá phách khiến sư phụ không ít lần đau đầu, Trư Bát Giới ham ăn, lười làm thì Sa Tăng hoàn toàn ngược lại, luôn là một đồ đệ chăm ngoan nghe lời sư phụ.

'Hiền đệ' của Tôn Ngộ Không gánh hành lý suốt 14 năm, ai ngờ là kẻ sát nhân - 1

Sa Tăng ôn nhu, bình tĩnh và có phần tự thỏa mãn với công việc của mình. Rất ít khi người ta thấy Sa Tăng đánh nhau hay dùng phép. Có những trường hợp bắt buộc phải đánh nhau thì Sa Tăng cũng để thua dễ và bị địch bắt hoặc nhanh chóng tìm đường thoát thân. Kể cả khi Đường Tăng bị bắt thì Sa Tăng cũng chỉ thường giữ trọng trách trông hành lý và trông... ngựa mà thôi.

Quá khứ tàn bạo của Sa Tăng

Luôn xuất hiện với hình ảnh một "hiền đệ" nhưng ít ai biết Sa Tăng lại có nguồn gốc là một tên quỷ dữ tàn bạo. Sa Tăng ngày trước vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng, chuyên coi việc trông rèm cho Ngọc Đế. Vì lỡ tay làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái.

'Hiền đệ' của Tôn Ngộ Không gánh hành lý suốt 14 năm, ai ngờ là kẻ sát nhân - 2

Để trở thành vệ sĩ của Ngọc Đế đương nhiên Sa Tăng phải có bản lĩnh và tài phép không phải dạng vừa. Trước lần giao chiến thứ hai với Bát Giới dưới lòng sông Lưu Sa, Sa Tăng đã giới thiệu: "Ta không phải yêu ma quỷ quái, cũng không phải hạ tiện vô danh. Ngươi hãy nghe ta nói: Tu hành thần thánh chầu Hoàng Thượng/ Phong chức Quyện Liêm ban bửu trượng/ Làm bể lưu ly tưởng chết tươi/ Nhờ ơn Xích Cước xin đày bướng/ No thời xuống nước kiếm nơi nằm/ Ðói lại lên bờ tìm thịt hưởng/ Chín cái sọ người dấu tích đây/ Gặp mi ăn tái không chờ nướng". Như vậy có thể thấy Sa Tăng đã từng có khoảng thời gian dài tu hành đắc đạo.

Võ nghệ của Sa Tăng thì hồi 22 Tây Du Ký có đoạn: “Bát Giới để gánh xuống, vác cào đập đùa. Con quái ấy giơ trượng báu ra đỡ, hai người đánh ẩu đả tại mé sông Lưu Sa, hai mươi hiệp không phân thắng bại”. Vì Sa Tăng có lợi thế khi giao chiến dưới nước nên Bát Giới - vốn được coi là tay thiện nghệ đệ nhất đánh thủy thì cũng phải thua kém vài phần.

Nói về tội ác trước khi được cảm hóa của Sa Tăng, chỉ cần nghe về sự tích chiếc vòng đeo quanh cổ của Sa Tăng mà ngẫm, hẳn sẽ không ít người phải rùng mình.

"Ta ở nơi đây đã ăn thịt vô số người, từ trước đến giờ những người đi qua đây đều bị ta ăn thịt. Phàm là đầu lâu còn sót lại, ta đều ném xuống sông Lưu Sa này, và chúng đã chìm hết xuống đáy. Nước con sông này lông ngỗng cũng không thể nổi lên, nhưng kỳ lạ, chỉ có chín cái đầu lâu của người đi lấy kinh này, là nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không chìm xuống. Ta cho rằng đây là những vật lạ, nên đã lấy dây xâu lại thành một chuỗi vòng đeo lên cổ, để khi rảnh rỗi lấy ra xem".

Trong Thi thoại Đường Tam Tạng thỉnh kinh được viết trước khi tác phẩm Tây Du Ký ra đời, Sa Tăng từng nói với Tam Tạng pháp sư: “Dưới cổ ta là những đầu lâu của người mà ta đã từng ăn thịt”.

'Hiền đệ' của Tôn Ngộ Không gánh hành lý suốt 14 năm, ai ngờ là kẻ sát nhân - 3

Còn trong Tây Du Ký Sa Tăng nói: “Có một tăng nhân, phát nguyện đi đến Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng con người làm sao có thể đi qua con sông này? Hắn đã làm tăng 9 đời, cũng đã bị ta ăn thịt 9 lần, 9 chiếc đầu lâu của hắn đã được ta xâu thành chuỗi vòng cổ này”.

Những chiếc đầu lâu trên chuỗi vòng cổ của Sa Tăng đều là đời trước của Đường Tăng. Những kiếp trước, Đường Tăng đã bị Sa Tăng ăn thịt 9 lần. Đó là lý do trong Tây Du Ký thường nói Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển thế lần thứ 10. Quả thật, quá khứ bạo tàn của Sa Tăng khiến khán giả không khỏi rùng mình.

Dụng ý phía sau nhân vật Sa Tăng lại tự biến mình thành kẻ tầm thường

Ở bên cạnh một sư huynh hiếu thắng, nóng tính, cao ngạo với bao chiến tích lẫy lừng quá khứ như Tôn Ngộ Không, Sa Tăng tuyệt nhiên chưa từng để lộ năng lực thực sự. Không ít người thắc mắc Sa Tăng tránh giao chiến với Ngộ Không vì sợ Tề Thiên Đại Thánh, tránh luôn cả việc hàng yêu phục quái bởi tự nhắm mình võ nghệ tầm thường, hay vì nguyên nhân sâu xa nào khác?

'Hiền đệ' của Tôn Ngộ Không gánh hành lý suốt 14 năm, ai ngờ là kẻ sát nhân - 4

Dường như với Ngô Thừa Ân, ông không bỏ sót một chi tiết hay một nhân vật thừa thãi nào. Mỗi một hành động, chi tiết và nhân vật đều gánh vác dụng ý, thông điệp nhất định và Sa Tăng cũng vậy. Với một kẻ từng hùng cứ một phương, đất trời không sợ, được mệnh danh là "kẻ bất tử" vì đã ăn thịt Đường Tăng đến 9 lần nhưng lại thay đổi tâm tính nhiều nhất, sẵn sàng chịu đựng, chịu "giấu mình" trong một vỏ bọc để thể hiện cảnh giới tu tâm dưỡng tính.

Tôn Ngộ Không đôi khi vẫn ngông cuồng, phạm lỗi tày trời, Trư Bát Giới vẫn tham ăn, háo sắc, chỉ có Sa Tăng hoàn toàn thay tâm đổi tính một cách triệt để. Sa Tăng cũng có pháp danh là Ngộ Tĩnh: Tĩnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tĩnh để mà kham nhẫn, chịu đựng. Vượt qua bao nhiêu khó khăn, trở ngại tượng trưng bằng 81 kiếp nạn, người quyết chí tu hành mới hoàn thiện chính mình và giác ngộ.

Với nhiều người, Sa Tăng là nhân vật khó hiểu nhất nhì trong Tây Du Ký. Dù có võ công lợi hại cùng quá khứ bất hảo nhưng khi đã quay đầu, Sa Tăng hoàn toàn thay đổi, hệt như một “biển cát” thâm sâu, khó lường. Nhưng đừng quên rằng, trong quan điểm của võ lâm Trung Hoa, kẻ mạnh nhất, đáng gờm nhất, khó đối phó nhất chính là kẻ luôn giỏi che đậy bản lĩnh thực sự của mình. Trong Tây Du Ký, còn ai hơn Sa Tăng? Đây chính là cơ sở quan trọng thứ hai!

'Hiền đệ' của Tôn Ngộ Không gánh hành lý suốt 14 năm, ai ngờ là kẻ sát nhân - 5

Hơn nữa, nếu như vũ khí của Tôn Ngộ Không là gậy Như ý có thể phóng to, thu nhỏ, của Trư Bát Giới là cây đinh ba 9 răng vô cùng lợi hại thì vũ khí của Sa Tăng là một cây bảo trượng hàng yêu nặng 5.048 cân rất ít khi được sử dụng để đánh nhau.

Cây bảo trượng hàng yêu nặng 5.048 cân của Sa Tăng được miêu tả "vốn là kỳ trân dị bảo, không hề thua kém gậy Như ý của Tôn Ngộ Không. “Nhành quế cung trăng thành khí giới/ Ðặt tên bửu trượng trừ yêu quái/ Ngươi Ngô Cang đốn rất cân phân/ Thợ Lỗ Ban làm không trễ nải/ Muốn nhỏ muốn to ý nhiệm mầu/ Biến dài biến vắn người kinh hãi”.

Ấy vậy mà Sa Tăng, trải qua bao kiếp nạn nhưng rất ít khi dùng đến vũ khí, chủ yếu dùng nó làm đón gánh hành lý là chính. Bởi vì vốn dĩ Sa Tăng đại diện cho tính người, luôn dùng tâm thiện để cảm hóa con người.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 549Kỳ mới nhất
Thì ra Tây Du Ký 1986 đã lừa khán giả suốt 33 năm qua?

Thì ra trong truyện, Sa Tăng không phải là người gánh hành lý như những gì khán giả biết qua phim.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đoàn Hòa (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tây Du Ký 1986: Chuyện giờ mới kể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN