Phim ‘xác’ Tây, ‘hồn’ ta được mùa

Thành công của phim Việt hóa Em là bà nội của anh với doanh thu ngoài trăm tỉ đồng trở thành động lực cho nhiều nhà sản xuất phim trong nước mạnh dạn làm lại phim ngoại.

Nhiều đạo diễn cũng đánh giá cao cách làm này, vì cho rằng có thể giải quyết tình trạng khan hiếm kịch bản phim chất lượng cho các nhà sản xuất và đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả. Vì ưu điểm của kịch bản được Việt hóa thường giúp nâng cao được tính hấp dẫn và giải trí nhờ lời thoại hóm hỉnh, cách thức giải quyết mâu thuẫn sinh động, tạo được những nút thắt khiến khán giả muốn theo dõi.

Theo chia sẻ của nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhiều phim Việt hóa gần đây xem được và khán giả cũng thích như phim Em là bà nội của anh. Trên thế giới, những tác phẩm điện ảnh hay cũng được chuyển thể qua nhiều nước. Ví dụ như Chiến tranh và hòa bình, không chỉ Liên Xô mà cả Mỹ cũng sản xuất. Như vậy điện ảnh rất cần sự quảng bá rộng, miễn có doanh thu, có người xem và có lợi cho các nhà làm phim, các nhà đầu tư... và đương nhiên, không phạm luật.

Nhà biên kịch NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam: Có lợi thì cứ làm, miễn không phạm luật

Hiện một năm Việt Nam chiếu khoảng 200 phim nước ngoài, trong khi đó phim Việt chỉ được mấy chục phim. Nhà nước hiện cũng chưa tập trung đầu tư kinh phí cho việc sản xuất phim. Việc các nhà sản xuất phim, các công ty tư nhân đưa phim nước ngoài vào Việt Nam theo cách như vậy là chuyện bình thường. Có cung thì có cầu. Giống như kinh doanh, họ thấy có lợi thì họ làm, miễn là việc đó không vi phạm pháp luật hay vi phạm các luật của điện ảnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Tú ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Việt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN