Phi tần đi lại trong cung thường phải có người đỡ tay: Lý do khiến hậu thế "ngã ngửa"
Ngoài việc thể hiện sự cao quý hơn người, các phi tần thời xưa khi đi lại đều cần có cung nữ, thái giám đỡ tay là bởi những lí do sau đây.
Việc các phi tần đi lại trong cung luôn có người hầu bên cạnh đỡ tay, dìu bước là hình ảnh quen thuộc trong các bộ phim cổ trang Hoa ngữ. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, dáng vẻ đi lại của các phi tần trông có hơi kì lạ. Chẳng lẽ họ không đủ sức tự mình di chuyển hay sao mà lúc nào cũng cần có người nâng đỡ?
Hình ảnh phi tần đi lại có nô tì đỡ tay thường xuyên xuất hiên trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc.
Đầu tiên phải xét đến việc, dù phi tần chỉ là nô tì của hoàng đế và hoàng hậu nhưng họ lại có thân phận cao quý hơn rất nhiều người. Do vậy, ở trong cung họ không cần làm bất cứ việc gì. Từ ăn uống, ngủ nghỉ đến chải tóc, trang điểm,... các phi tần đều được cung nhân hầu hạ hết sức ân cần. Việc đi đứng của phi tần cũng được quan tâm hàng đầu. So với việc tự mình đi lại, phi tần có người hầu bên cạnh tay nâng tay đỡ sẽ thể hiện quyền uy và khí thế hơn rất nhiều.
Do đó, các phi tần ra sức phô trương thanh thế với nhau, dần dần biến hành vi này trở thành một phương thức thể hiện sự cao quý trong hoàng tộc. Vào thời phong kiến, tôn ti được phân biệt rõ ràng nên việc đi lại thế nào cho duyên dáng, người hầu có phẩm chất, vị thế ra sao mới được đứng bên cạnh nâng đỡ cho chủ nhân cũng trở thành "kiến thức" mà các phi tần buộc phải học nằm lòng từ bé. Vì vậy, trong mắt người hiện đại việc có cả hàng người theo sau và đi đứng chậm chạp, phải có người đỡ nâng trông có thể khá kì lạ nhưng vào thời ấy, quy tắc này rất được xem trọng trong hoàng cung.
Cảnh Thuần Phi giơ tay nhưng không được đỡ trong phim "Diện Hy công lược".
Các nhà làm phim cổ trang hiện nay cũng khai thác chi tiết này trong các cảnh quay về phi tần. Ở tập 42, phim "Diên Hy công lược" có cảnh Thuần Phi (Vương Viên Khả đóng) tháp tùng thái hậu, hoàng thượng đi phóng sinh chim. Trong phim, các phi tần khi đi bộ đều được nô tì đi cạnh đỡ tay. Vương Viên Khả giơ tay nhưng mãi không có ai đỡ mình. Sau đó, cô ngoái lại nhìn, thu tay lại. Du quý nhân đi sau thấy vậy không nhịn được cười với Thuần Phi.
Ngoài việc thể hiện đẳng cấp và sự quý phái, thẩm mỹ của người thời xưa cũng tạo nên thói quen đi đứng đặc biệt này. Trong đó phải kế đến tập tục bó chân nổi tiếng bắt nguồn từ hình tượng gót sen ba tấc nổi tiếng của mỹ nữ Triệu Phi Yến.
Phi tần được cung nữ đỡ tay khi di chuyển để thể hiện quyền uy của mình.
Để có được bàn chân đẹp theo quan niệm thẩm mỹ này, nhiều phi tần đã chấp nhận bàn chân bị biến dạng, thu nhỏ đến mức vô lý để chiều lòng đế vương. Tuy nhiên, việc bó chân khiến các phi tần không thể đi đứng vững vàng như người bình thường. Vì vậy, việc cung nữ, thái giám đi theo nâng đỡ trở thành việc bắt buộc trong đời sống hàng ngày của họ chứ không đơn thuần là để thể hiện quyền lực.
Đến thời nhà Thanh, tuy tục bó chân này đã bị bãi bỏ nhưng tâm lý mong bản thân đẹp đẽ, các phi tần thường đi loại kỳ hài có tên là hoa bổn đế. Loại giày này vừa cao vừa khó đi, chỉ cần di chuyển hơi nhanh hoặc gặp chướng ngại vật là rất dễ khiến chủ nhân của nó té ngã. Thế nên, để giữ hình tượng thục nữ, các phi tần thường cần cung nữ, thái giám đi theo để dễ dàng đi lại.
Các mẫu hoa bồn đế trong phim "Hậu cung Như Ý truyện".
Hình ảnh phi tần đi loại kỳ hài này xuất hiện thường xuyên trong bộ phim “Hậu cung Như Ý truyện”. Bộ phim nói về cuộc đấu đá tranh giành quyền lực giữa các phi tần trong hậu cung của vua Càn Long. Một trong những cách để các phi tần làm nổi bật bản thân hơn là sử dụng giày hoa bồn đế. Mặc dù khi mang giày này rất khó di chuyển nhưng nó sẽ khiến dáng đi trông uyển chuyển hơn. Do hình dạng đặc biệt của những chiếc giày cũng khiến dáng người trông cao, thon thả hơn.
Để giữ thăng bằng khi mang kỳ hài, các phi tần phải giữ thẳng lưng, chân bước chậm rãi, khoan thai. Bên cạnh đó, họ thường vung vẩy hai tay theo chiều trước sau giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng. Để thêm nét điệu đà và nữ tính, các phi tần thường cầm theo một chiếc khăn tay xinh xắn.
Bộ phim "Diện Hy công lược" có nhiều phân đoạn xuất hiện chiếc kỳ hài thời nhà Thanh. Trong đó, phân cảnh Ngụy Anh Lạc có lòng tốt bày cho tú nữ Ô Nhã Thanh Đại cách đi hài hoa sen để gây chú ý trước hoàng thượng. Chiếc giày mà tú nữ mang cũng tương tự như loại kỳ hài phổ biến của các phi tần thời nhà Thanh.
Để hoàn thiện một chiếc long bào cần khoảng một năm nhưng vì sao không bao giờ được giặt bằng nước?
Nguồn: [Link nguồn]