"Nỗi oan ngàn thu" của tể tướng Lưu gù: Dung mạo thực tế khác xa trong phim

Để lại ấn tượng trong lòng khán giả về chiếc lưng gù nhưng ít ai biết rằng, ngoại hình thật của Lưu Dung không hề giống như hậu thế tưởng tượng.

Vai diễn kinh điển tể tướng Lưu gù kinh điển trên phim

Năm 1996, bộ phim "Tể tướng Lưu gù" dưới sự thể hiện của Lý Bảo Điền, Trương Quốc Lập và Vương Cương đã gây được tiếng vang lớn. Nội dung của bộ phim nói về câu chuyện đầu đời nhà Thanh có chàng thanh niên ở Sơn Đông tên là Lưu Thạch Am, lên kinh thành ứng thí. Chàng trai trẻ với hình hài kỳ dị chính là Lưu Dung, tuy mang tấm lưng gù nhưng bên trong là một tấm lòng trong sáng và trí tuệ hơn người.

Trích đoạn cuộc đối đầu giữa Lưu Dung và Hòa Thân trong phim "Tể tướng Lưu gù".

Ông có lòng yêu nước, thương dân, thanh liêm lại có tài văn chương, thơ phú nên dần dần được thăng tiến lên chức tể tướng. Trái ngược với Lưu Dung là đại gian thần Hòa Thân luôn tìm cách vơ vét cho mình và lấy lòng hoàng thượng. Cuộc đối đầu giữa Lưu Dung và Hòa Thân đã làm nảy sinh nhiều tình huống kinh điển trên phim.

Sự hóa thân xuất sắc của Lý Bảo Điền vào vai Lưu Dung khiến mỗi lần nam diễn viên ra đường mọi người quên cả tên thật của ông mà thường xuyên gọi là “Lưu gù”. Giống như nhân vật Lưu Dung, ngoài đời Lý Bảo Điền cũng có những nguyên tắc sống ngay thẳng, rõ ràng, khiến ông trở nên khác biệt với phần lớn giới nghệ sĩ. 

Lý Bảo Điền hóa thân thành vai diễn Lưu Dung kinh điển nhất màn ảnh.

Lý Bảo Điền hóa thân thành vai diễn Lưu Dung kinh điển nhất màn ảnh.

Năm đó, sau thành công của bộ phim "Tể Tướng Lưu Gù", các nhà sản xuất phim Hoa ngữ muốn nhân cơ hội sản xuất những bộ phim có nội dung tương tự để “ké nhiệt”, nhưng Lý Bảo Điền quyết từ chối lời mời. Ông cho rằng, câu chuyện của Lưu gù đã khép lại rồi, hơn nữa còn khẳng định: “Việc lặp lại đóng vai nhân vật sẽ khiến khán giả thấy mệt nhọc về thẩm mỹ. Nghệ thuật chân chính là sáng tạo chứ không phải cứ sống bằng vốn để dành”. 

Sự liêm khiết và những nguyên tắc làm nghề rất riêng của Lý Bảo Điền khiến ông từng bị 13 công ty cấm sóng, không có việc làm suốt một thời gian dài. Ông cũng là một trong số ít những nghệ sĩ Trung Quốc chưa từng nhận bất kỳ hợp đồng quảng cáo nào dù rất nổi tiếng. Ngôi sao 74 tuổi từng từ chối hợp đồng lên tới 20 triệu NDT (hơn 72 tỷ đồng) để làm gương mặt đại diện cho một nhãn hàng.

Dung mạo thực tế Lưu Dung khác xa trong phim

Giống như hình tượng trong phim, Lưu Dung ngoài đời là một học giả lớn, học rộng, uyên thâm. Sống qua 4 đời vua Khang Hi, Ung Chính, Càn Long, và Gia Khánh. Theo dân gian, chi tiết Lưu Dung gù, không phải là bị tật từ nhỏ mà đến năm 40 tuổi ông mới bị gù. Thế nhưng, sự thật dung mạo của Lưu Dung và tấm lưng gù mang ông đến biệt danh nổi tiếng lại ít ai biết tới. Nhà sử học Khương Vĩ Đường trong tác phẩm “Khảo biệt hiệu Lưu gù của Lưu Dung” đã nhận định, Lưu Dung không phải là người gù bẩm sinh.

Hình ảnh Lưu Dung trên phim mang chiếc lưng gù.

Hình ảnh Lưu Dung trên phim mang chiếc lưng gù.

Theo ông, đời nhà Thanh xưa nay tuyển chọn quan lại luôn lấy 4 tiêu chuẩn "thân, ngôn, thư, phán" làm gốc ("thân"- ngoại hình, “ngôn” - ngôn từ, “thư” - chữ viết và “phán” - văn lí). Trong đó, “thân” là yếu tố quan trọng hàng đầu, yêu cầu ngũ quan đoan chính, dáng vẻ đường hoàng, mới có cơ hội dấn thân vào quan lộ. Vì vậy, nếu Lưu Dung là người gù lưng thì nhất định không qua được cửa ải này.

Một số học giả khác còn khẳng định, việc Lưu Dung vượt qua được kỳ “Đại Khiêu” cũng đủ để chứng minh ông là người có dáng vóc bình thường. Chỉ những người có ngoại hình đạt chuẩn, lời lẽ biết phân biệt phải trái, chữ viết đẹp, rắn rỏi, lời văn phải đúng quy cách, vượt trội thì mới có cơ hội bước vào đường quan lộ. 

Lưu Dung không phải là người gù bẩm sinh giống như hình ảnh trên phim.

Lưu Dung không phải là người gù bẩm sinh giống như hình ảnh trên phim.

Sau kỳ thi Hội, bộ Lại sẽ đích thân tổ chức thêm một phần thi có tên là “Đại Khiêu”. Phần thi này lấy tướng mạo làm đầu, nếu như thân thể có nửa điểm bất thường hay như việc hai vai không bằng nhau, thí sinh sẽ dễ dàng bị đánh trượt. Do vậy, có thể khẳng định dù Lưu Dung có tướng mạo không thuộc hàng xuất chúng nhưng cũng không đến mức thân thể bị tật gù lưng như nhiều người đồn đại.

Một số nguồn tư liệu khác còn khẳng định, Lưu Dung sinh thời vốn không phải là người thấp lùn, thậm chí còn sở hữu vóc dáng cao lớn nhưng vì ham đọc sách đến nỗi lưng còng nên mọi người mới gọi vui là “Lưu gù”. Nữ sĩ Lưu Cẩm – con cháu của gia tộc họ Lưu từng cho biết vào năm 1958, mộ của Lưu Dung và cha là Lưu Thống Huân vô tình bị khai quật. Người dân địa phương khi ấy tận mắt nhìn thấy di cốt của ông đều khẳng định: “Xương chân đặc biệt dài, dựa vào khung xương có thể áng chừng chiều cao của Lưu Dung lên tới 1m90!”.

Lưu Dung ngoài đời thực có chiều cao lên đến 1m90.

Lưu Dung ngoài đời thực có chiều cao lên đến 1m90.

Mặt khác, biệt hiệu “Lưu gù” của ông cũng không phải tự nhiên mà có. Theo sử sách ghi lại, lúc ấy Lưu Dung đã gần 80 tuổi, không tránh khỏi bị khòm lưng, thế nên Gia Khánh hoàng đế đã đặt biệt hiệu “Lưu gù” này cho ông. Tuy nhiên, những người đời sau khi nghe biệt hiệu này đều cho rằng Lưu Dung vốn bị gù mà không biết rằng đó chỉ là biệt hiệu lúc về già của ông mà thôi.

Từ trước đến nay, nhắc tới “Lưu gù”, hình tượng một người bị gù lưng luôn hiện lên trong tâm trí mọi người và ai cũng mặc nhiên cho rằng dung mạo của Lưu Dung vốn như thế. Cuối cùng sự thật cũng được phơi bày, "nỗi oan ngàn thu" của ông đã được giải.

Long bào của hoàng đế Trung Hoa xưa không bao giờ được giặt bằng nước: Lý do đầy bất ngờ

Để hoàn thiện một chiếc long bào cần khoảng một năm nhưng vì sao không bao giờ được giặt bằng nước?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Tổng hợp từ QQ và Sina) ([Tên nguồn])
Dàn diễn viên "Tể tướng Lưu gù" sau 20 năm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN