"Ni cô Huyền Trang" Thanh Loan xúc động khi gặp lại chiến sĩ "Biệt động Sài Gòn"

Sự kiện: Ký ức vui vẻ

Những chia sẻ của cựu chiến sĩ khiến các nghệ sĩ và khán giả trường quay nín lặng vì quá xúc động.

Tối 6/8, tập 1 chương trình "Ký ức vui vẻ" mùa 4 chính thức lên sóng với sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ. Không còn sự dẫn dắt của MC, nhà báo Lại Văn Sâm, thay vào đó là MC Thảo Vân với giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp, truyền cảm mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc.

Các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn tham gia "Ký ức vui vẻ"  (Ảnh: Cắt từ video)

Các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn tham gia "Ký ức vui vẻ"  (Ảnh: Cắt từ video)

Trong phần thử thách cho đội thập niên 70 với bối cảnh quán cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ. Đây là nơi các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn hoạt động ngầm. Đi cùng với đó, câu hỏi chính là dấu hiệu nào để nhận biết người chiến sĩ? NSƯT Chiều Xuân sau khi quan sát kỹ lưỡng, bàn bạc với khách mời nghệ sĩ Thanh Loan và đưa ra câu trả lời là nhân vật số 4 và 5 nhưng kết quả chính xác là số 4 và 6.

Tiếp đó, MC Thảo Vân mời ra sân khấu những chiến sĩ Biệt Động Sài Gòn thực thụ là bác Vũ Minh Nghĩa (Chín Nghĩa), bác Nguyễn Ngọc Huệ, bác Phan Văn Hôn (Bảy Hôn), bác Đặng Thị Thiệp, anh Trần Vũ Bình - con trai của hai chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai và Đặng Thị Thiệp để cùng giao lưu với các nghệ sĩ và khán giả.

Chiến sĩ Bảy Hôn cho biết: “Biệt Động Sài Gòn không ai biết ai, chỉ có thể nhận ra nhau bởi các tín hiệu. Tôi là nhân chứng lịch sử - người trực tiếp đánh vào Dinh Độc Lập. Cả đời này tôi nể trọng đồng chí Trần Văn Lai - ông là người đã xây nên căn hầm chứa vũ khí bí mật để giúp đỡ cho chiến dịch đánh vào Dinh Độc Lập ngày ấy”.

Cựu chiến sĩ Chín Nghĩa cũng hồi tưởng về giai đoạn đầy khó khăn ấy: “Chỉ riêng trận đánh ở Dinh Độc Lập có nữ là tôi. Khi vào đội Biệt động Sài Gòn tôi chỉ có một yêu cầu được cầm súng chiến đấu ở ngay thành phố này. Tôi cũng lo lắm vì các anh cầm súng chiến đấu ở chiến trường, tôi chỉ có một lần chiến đấu duy nhất. Tôi có 3 nhiệm vụ nhưng khi vào trận địa, thuốc men, băng không cung ứng được vì các anh vào đó, tụi nó phản kháng lại nên các anh hy sinh.

Đó là nhiệm vụ chưa hoàn thành. Khi thủ trưởng bị thương tôi nói để tôi băng bó vết thương cho anh Ba nhưng thủ trưởng bảo không, em vì vết thương anh rất nặng, em đừng băng uổng phí.

Trong lúc đó, tay tôi đè vết thương của anh Ba nhưng máu vẫn trào ra, anh dặn các anh em chờ tiếp viện không được rút lui và ra đi”. Những chia sẻ của cựu chiến sĩ khiến các nghệ sĩ và khán giả trường quay nín lặng cùng đứng dậy để tri ân sự hy sinh, sự dũng cảm kiên cường của các chiến sĩ ngày ấy.

Nghệ sĩ Thanh Loan không giấu được xúc động (Ảnh: Cắt từ video chương trình)

Nghệ sĩ Thanh Loan không giấu được xúc động (Ảnh: Cắt từ video chương trình)

NSƯT Thanh Loan vinh dự cách đây 36 năm được đạo diễn Long Vân mời hóa thân vào vai ni cô Huyền Trang trong phim "Biệt động Sài Gòn". Nhân vật nữ nghệ sĩ đảm nhận được xây dựng từ những chiến sĩ năm xưa đang ngồi trên sân khấu: “Chính các bác là những vốn sống cho thế hệ trẻ ngày hôm nay biết được những năm tháng chiến tranh gian khổ của các bác đã hi sinh vì đất nước, vì dân tộc này. Một lần nữa xin cảm ơn các bác, ong rằng những hình ảnh các bác sẽ được lan tỏa cho nhiều thế hệ sau này” – NSƯT Thanh Loan không giấu được xúc động.

Nguồn: [Link nguồn]

Khó nhận ra ”Cảnh sát hình sự”  Võ Hoài Nam sau 16 năm vắng bóng màn ảnh

Vào vai một người đàn ông giang hồ ra tù, Võ Hoài Nam năm xưa khiến nhiều người bất ngờ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lam Giang ([Tên nguồn])
Ký ức vui vẻ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN