Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây

7 người chết tại lễ hội âm nhạc ở Công viên nước Hồ Tây không phải là con số thương vong lớn nhất. Lịch sử âm nhạc thế giới còn có những thảm họa đẫm máu kinh hoàng hơn.

1. Xả súng vào lễ hội âm nhạc ở Las Vegas: Hơn 50 người chết, 200 người bị thương (10/2017)

Năm 2017, vụ xả súng vào lễ hội âm nhạc được tổ chức gần Mandalay ở Las Vegas khiến cả thế giới kinh hoàng. Từ một nơi mang lại niềm vui cho mọi người bỗng chốc trở thành "nghĩa địa" của hơn 50 người.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 1

Vụ xả súng vào lễ hội âm nhạc ở Las Vegas khiến cả thế giới kinh hoàng.

Nghi phạm được xác định là một tay súng bắn tỉa. Ngay sau khi gây ra vụ xả súng đẫm máu, nghi phạm đã chết nhưng cũng khiến nhiều người không khỏi lo lắng bởi vụ “khủng bố” bằng súng này còn có sự tham gia của nhiều tay bắn tỉa khác.

Được biết, tay súng đã nhắm bắn vào những người tham gia lễ hội âm nhạc khi Jason Aldean, ca sĩ nhạc đồng quê Mỹ, biểu diễn vào cuối chương trình. Mặc dù lực lượng vũ trang đã nhanh chóng có mặt và ngăn chặn vụ thảm sát này nhưng con số thương vong quá lớn khiến nó trở thành sự kiện chấn động.

2. Vụ khủng bố ở buổi biểu diễn của nhóm nhạc Eagles Of Death Metal ở Le Bataclan (13/11/2015)

Đúng như nhiều người vẫn nghĩ, thứ 6 ngày 13 luôn là ngày không may mắn. Và với thứ 6 ngày 13/11/2015 thì càng kinh hoàng hơn khi khiến không khí tang thương bao trùm thế giới bởi vụ khủng bố tại buổi biểu diễn của nhóm nhạc Eagles Of Death Metal ở Le Bataclan tại Paris.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 2

Thứ 6 ngày 13/11/2015 là ký ức kinh hoàng với nhóm nhạc Eagles Of Death Metal khi biểu diễn ở Le Bataclan tại Paris.

Vụ khủng bố này được xác nhận là thảm họa đẫm máu nhất lịch sử tại một chương trình biểu diễn ca nhạc với hơn 140 người thiệt mạng. Cùng với đó một thành viên trong ekip Eagles Of Death Metal xác định đã tử nạn.

3. Hỏa hoạn tại một hộp đêm tại Romani (30/10/2015)

Một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại một hộp đêm ở Bucharest trong buổi biểu diễn của một nhóm nhạc Heavy Metal, cướp đi sinh mạng của 41 người và nhiều người bị thương.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 3

Pháo hoa vô tình trở thành vật nguy hiểm khôn lường.

Hỏa hoạn gây ra bởi pháo hoa, đốt cháy bột décor. Tay trống, tay bass và 2 tay guitar của nhóm nhạc heavy metal Goodbye To Gravity đã chết trong tai nạn này.

4. Thiết bị thông gió bị đổ sập tại một buổi biểu diễn Kpop (17/10/2014)

16 người đã chết khi xem một chương trình ca nhạc ngoài trời của nhóm nhạc nữ 4Minute tại Seongnam, Hàn Quốc.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 4

Hiện trường vụ tai nạn sập thiết bị thông gió.

Trong buổi biểu diễn, một thiết bị thông gió đã rơi từ độ cao 20 mét xuống khiến 16 người chết, 11 người bị thương nặng.

5. Sân khấu của Radiohead bị sập (16/06/2012)

Công tác hậu cần không chu đáo cũng trở thành một trong những lý do khiến buổi biểu diễn của Radiohead trở thành thảm họa kinh hoàng.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 5

Công tác hậu cần là một khâu vô cùng quan trọng đối với các lễ hội âm nhạc hay buổi biểu diễn có nhiều người tham gia.

Trước show diễn của Radiohead tại Toronto’s Downsview Park, sân khấu đã bị đổ sập cướp đi mạng sống của một nhân viên và khiến 3 người khác bị thương khi đang chuẩn bị cho đêm nhạc.

6. Pukkelpop Festivaln (18/08/2011)

Trong ngày mở màn của Pukkelpop Festival diễn ra tại Bỉ, mưa xối xả và gió mạnh đã bật tung nhiều trại của chương trình, nhiều cây đã bị bật gốc cùng đèn trên cao và màn chiếu đổ sập.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 6

Thời tiết là nguyên nhân chính khiến 4 người tử vong và 140 người bị thương trong buổi lễ hội âm nhạc Pukkelpop Festival diễn ra tại Bỉ.

Ngay trước khi Smith Westerns bắt đầu biểu diễn, sân khấu của họ đã bị đổ sập và khiến cho 4 người chết và ít nhất 140 người bị thương.

7. Sân khấu tại Sugarland Indiana State Fair bị sập (13/08/2011)

Ngay trước buổi biểu diễn của nhóm Sugarland tại 2011 Indiana State Fair, một cơn gió từ cơn bão sắp đổ bộ đã tạt trúng cấu trúc trần tạm thời của sân khấu và khiến nó đổ sập.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 7

Tiếp tục nguyên nhân từ một cơn bão...

Vì khối này đổ xuống đám đông khán giả nên đã gây nên hậu quả nghiêm trọng là 7 người tử vong và 58 người bị thương. Một cuộc điều tra đã chỉ ra nguyên nhân vụ tai nạn là do lỗi dựng sân khấu.

8. Xả súng tại đêm nhạc, 4 người chết (08/12/2004)

Thành viên sáng lập Pantera, Darrell Lance Abbott hay còn được biết đến với cái tên Dimebag Darrell đã bị bắn chết ngay trên sân khấu trong buổi biểu diễn cùng nhóm nhạc Damageplan tại Alrosa Villa, Columbus, Ohio, chỉ vài phút sau khi show bắt đầu.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 8

Vụ xả súng tại đêm nhạc khiến 4 người chết.

Tên sát nhân là một cựu lính hải quân 25 tuổi đã giết chết 4 người, bao gồm cả trưởng nhóm bảo vệ của band Jeff 'Mayhem' Thompson và nhân viên của Alrosa Villa, Erin Halk bị giết do phản kháng lại tay súng và một khán giả. Nathan Bray bị giết do cố gắng hô hấp nhân tạo cho Dimebag Darrell và Jeff Thompson.

9. Hỏa hoạn tại hộp đêm The Station (20/02/2003)

Nhiều người vẫn nghĩ pháo hoa, pháo sáng sẽ phù hợp với những lễ hội âm nhạc sôi động và không biết rằng nó cũng có những nguy hiểm bất ngờ.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 9

Khói, bỏng và người giẫm đạp lên nhau đã cướp đi sinh mạng của 100 người và bị thương 230 người.

Vụ hỏa hoạn tại hộp đêm The Station được bắt nguồn do pháo hoa chuẩn bị cho buổi biểu diễn của nhóm nhạc hard rock Great White tại West Warwick, R.I. đã bắt lửa bởi bọt cách âm trên tường và trần nhà đã nhấn chìm cả câu lạc bộ trong biển lửa khoảng 5 phút.

Khói, bỏng và người giẫm đạp lên nhau đã cướp đi sinh mạng của 100 người và bị thương 230 người, đánh dấu đây là vụ hỏa hoạn tại club đêm thảm khốc thứ 4 trong lịch sử Mỹ.

10. Roskilde Festival (ngày 30/06/2000)

Mưa to và crowd surfing (hành động phấn khích nâng từng khán giả lên và chuyền tay nhau trên biển người) khi tìm chỗ trú ẩn được cho là nguyên nhân chính khiến 9 người chết, 26 người bị thương trong buổi biểu diễn của Pearl Jam tại Danish Festival năm 2000.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 10

Crowd surfing (hành động phấn khích nâng từng khán giả lên và chuyền tay nhau trên biển người đã bị cấm sau sự kiện kinh hoàng này.

Sự kiện này đã dẫn tới việc cấm crowd surfing tại rất nhiều các festival tại châu Âu sau đó.

11. Thảm họa The Who Concert (ngày 03/12/1979)

11 người đã bị giết ngạt trước khi một buổi biểu diễn của The Who tại Riverfront Coliseum, Cincinnati xảy ra tình trạng giẫm đạp.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 11

Fan quá khích đã dẫn đến sự việc đau lòng này.

Do cửa ra vào không thể mở lúc chương trình bắt đầu nên các fan trở nên kích động, cố gắng chen lấn, xô đạp lẫn nhau.

Sau sự việc này, thành phố Cincinnati đã áp đặt một lệnh cấm lên chỗ ngồi chỉ định, với một vài trường hợp ngoại lệ nhỏ, trong suốt 25 năm.

12. The Altamont Speedway Free Festival (06/12/1969)

Altamont được trông đợi là một Woodstock West nhưng thay vì sự xuất hiện của Rolling Stones, Crosby, Stills, Nash & Young và Jefferson Airplane, lễ hội âm nhạc này lại ngập trong bạo lực.

Lễ hội âm nhạc bỗng thành tai họa: Không chỉ có vụ Hồ Tây - 12

Lễ hội âm nhạc biến thành lễ hội bạo lực.

Các thành viên của câu lạc bộ xe motor Hells Angels chạy trốn khỏi lực lượng an ninh khiến lễ hội trở nên nhốn náo. Hậu quả là 1 người đàn ông đã bị đâm chết, 3 người khác chết do tai nạn liên quan, 2 người bị đâm bởi một chiếc xe hơi và 1 người bị chết đuối trong hào nước.

Lễ hội âm nhạc có 7 người tử vong ở Hồ Tây là sự kiện thế nào?

Trước khi xảy ra sự cố nhiều người bị sốc thuốc và tử vong, lễ hội âm nhạc này từng gây tiếng vang khi đưa nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đoàn Hòa (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Nhiều người chết tại lễ hội âm nhạc tại Hà Nội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN