Những bộ phim về thảm họa môi trường gây nhức nhối nhân loại
Thảm họa môi trường là những sự biến kinh hoàng mà con người không ai muốn chứng kiến và trải nghiệm. Các nhà làm phim biết điều này và đã làm nên những bộ phim đặc sắc dưới đây.
Khi mà cuộc sống của con người ngày càng gắn chặt lấy máy móc và nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất, thảm họa môi trường giống như một lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta về sự đắt giá của tính mạng con người và những đánh đổi cay đắng để có được thứ gọi là tiền bạc.
Thảm họa môi trường là một đề tài điện ảnh mang tính thời sự và gây xúc cảm mạnh với khán giả
Xoay quanh câu chuyện sinh tồn, cách thức đối mặt của con người với những sự kiện mang tính thảm họa, vượt lên tất cả là tinh thần đoàn kết, tự cường; nhiều bộ phim lấy đề tài về thảm họa môi trường đã và đang gây được ấn tượng mạng với người hâm mộ.
Deepwater Horizon (2016)
Năm 2010, ngành hàng hải nước Mỹ rúng động với vụ nổ giàn khoan bán tiềm thủy di động Deepwater Horizon của hãng dầu khí BP. Vụ việc xảy ra cách bờ biển bang Louisiana 64 km về phía Tây Nam, khiến 11 người thiệt mạng, 17 người bị thương, gây ra sự cố tràn dầu trên một vùng rộng lớn thuộc vinh Mexico và trở thành sự cố môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Thảm họa nổ dàn khoan và gây tràn dầu Deepwater Horizon là sự kiện có thật
Bộ phim “Deepwater Horizon” (2016) phỏng theo sự kiện có thật này, với nội dung chính xoay quanh người công nhân dàn khoan Mike (do Mark Wahlberg thủ vai) có vợ và 1 con gái phải đối mặt với vụ tai nạn cháy dàn khoan. Trong phim, Mike đối mặt với nguy hiểm cực độ khi khắp nơi là lửa cháy và phải thực hiện nhiệm vụ cứu đồng đội và cứu lấy chính mình.
Bộ phim diễn tả chân thực sự kinh hoàng của thảm họa nổ dàn khoan
Phim có tiết tấu nhanh, kịch tính, hồi hộp; tái hiện lại một góc nhỏ cuộc chiến sinh tồn của những người làm việc trên dàn khoan Deepwater Horizon trong sự kiện tai nạn gây ra thảm họa xảy ra vào ngày 20 tháng 4 năm 2010.
Đúng như nhà sản xuất Mark Vahradian đã nói, tình người trong lúc hoạn nạn là hơi thở của bộ phim
Xem phim, khán giả có thể cảm nhận được thứ gây xúc động mạnh nhất chính là sự hy sinh vì người khác trong cơn hoạn nạn và sức mạnh sinh tồn của con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. “Deepwater Horizon” cũng vì thế mà trở thành một tác phẩm điện ảnh đậm chất nhân văn bi tráng dù chứa rất nhiều cảnh hành động và cháy nổ.
Cận cảnh hậu trường nghẹt thở trong "Deepwater Horizon":
A Civil Action (1998)
Bộ phim truyền hình Mỹ được sản xuất bởi Steven Zaillian, “A Civil Action”, từng gây chấn động màn ảnh nước này khi “tường thuật” lại thảm họa có thật liên hoan đến môi trường nước tại Woburn, bang Massachusetts diễn ra vào những năm 1980.
Sự kiện ô nhiễm môi trường thị trấn Woburn có thật và gây nhức nhối trong xã hội Mỹ
Sự kiện xoay quanh việc người dân phát hiện và cáo buộc các khu công nghiệp tại bang Massachusetts đã bí mật xả thải gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, khiến nguồn nước nhiễm trichloroethylene, một chất gây các bệnh bạch cầu, ung thư và một số vấn đề sức khỏe khác dẫn tới hàng loạt các trường hợp tử vong của người dân thị trấn Woburn.
"A Civil Action" là cuộc đấu không cân sức giữa những người dân nghèo với giới tư bản giàu có
“A Civil Action” kể về câu chuyện của luật sư Jan Schlichtmann (do John Travolta thủ vai) tài năng và ngạo mạn. Ban đầu, Jan đã từ chối nhận vụ kiện này khi cho rằng nó “ít lợi nhuận” và sẽ là bất lợi khi Jan đứng ra bảo vệ người dân chống lại các ông chủ khu công nghiệp giàu có và quyền lực.
Phim khắc họa những oan trái mà người dân phải chịu đựng khi không thể chống lại “quyền lực ngầm” của các tập đoàn giàu có
Nhưng chỉ khi trực tiếp cảm nhận được cuộc sống đau khổ của người dân thị trấn Woburn, Jan quyết định dành tất cả thời gian và tâm trí để “buộc tội” hai tập đoàn khổng lồ trong phim, mà trong thực tế là 2 tập đoàn có tên Beatrice Foods và WR Grace and Company.
“A Civil Action” là hồi chuông cảnh báo những phán quyết không công tâm sẽ mang lại một cuộc “khủng hoảng về niềm tin” trong lòng dân chúng.
Phán quyết cuối cùng của Tòa án là chấp nhận việc đền bù số tiền 20 triệu USD từ phía 2 tập đoàn dành cho người dân thị trấn Woburn mặc dù họ đều không chấp nhận. Tất cả đều thất vọng trước những quyết định thiên vị của đại diện chính quyền, trong khi Jan trở về làm nghề luật sư không lâu trước khi phá sản.
Erin Brockovich (2000)
Bộ phim này khi ra mắt đã tạo được tiếng vang lớn và nhận được phản hồi tích cực từ giới phê bình điện ảnh. “Erin Brockovich” của đạo diễn Steve Soderbergh kể lại câu chuyện có thật về bà mẹ đơn thân Erin Brokovich (do Julia Roberts thủ vai), “chống lại” Tập đoàn năng lượng Pacific Gas and Electric Company (PG & E) trong một vụ kiện về thảm họa ô nhiễm môi trường nước đình đám của nước Mỹ.
Erin Brockovich được mệnh danh là "người đàn bà thép"
Năm 1993, Erin Brockovich được nhận vào làm việc tại tập đoàn PG & E, nơi cô tiếp nhận hồ sơ mua nhà của Donna Jensen, một cư dân sống tại Hinkley, bang California. Erin phát hiện ra những khuất tất của PG & E khi giấu nguyên nhân gây ra khối u của vợ chồng Donna Jensen mà được xác định là do crom.
Thảm họa môi trường nước xảy ra tại Hinkley khiến sau này toàn bộ người dân tại đây phải di dời và bỏ hoang thị trấn.
Quá trình tìm hiểu và điều tra, Erin phát hiện ra rằng nguồn nước ngầm ở Hinkley bị ô nhiễm crom hóa trị sáu nghiêm trọng, là nguyên nhân gây ra các trường hợp bị ung thư tại đây.
Erin Brockovich tố cáo chính tập đoàn nơi bà làm việc vì những sai phạm nghiêm trọng của họ trong việc làm ô nhiễm nguồn nước tại Hinkley
Ngay khi biết Erin tìm cách chống lại mình, tập đoàn PG & E sa thải cô, song Erin vẫn quyết tâm đưa vụ kiện của 634 nguyên đơn đi tới cùng.
Số tiền 333 triệu USD là những gì PG & E phải đền bù cho 634 nạn nhân của họ
“Erin Brockovich” đặt ra vấn đề nóng hổi là cách thức các nhà chức trách ứng xử với người dân trong các vụ việc thảm họa môi trường. Vụ việc này trong thực tế đã được giải quyết bằng việc PG & E phải chi trả số tiền lên tới 333 triệu USD cho các nạn nhân.
Clip về thảm họa Deepwater Horizon năm 2010 tại Mỹ: