Nhói lòng với góc khuất của những nghệ sỹ nghề xiếc kém may mắn

Ngoài Quốc Cơ – Quốc Nghiệp, công chúng gần như không biết đến nghệ sĩ xiếc nổi tiếng nào

Nhói lòng với góc khuất của những nghệ sỹ nghề xiếc kém may mắn - 1

Talkshow Chuyện Cuối Tuần với chủ đề “Nghề xiếc và những khó khăn” có sự tham gia của khách mời đặc biệt là Phi Vũ - NSƯT đến với nghề xiếc khi mới 15 tuổi. Ba mẹ vợ của ông là ông Nguyễn Văn Chín và bà Nguyễn Thị Lang từng là chủ gánh xiếc Độc Lập - gánh xiếc đầu tiên ở miền Nam - tiền thân của Đoàn xiếc Tuổi Trẻ và là Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam ngày nay. Hiện nay, đại gia đình của NSƯT Phi Vũ vẫn gắn bó với ngành xiếc. Ông là Phó giám đốc nhà hát nghệ thuật Phương Nam, các thành viên trong gia đình ông đều biểu diễn xiếc, ảo thuật.

Nhói lòng với góc khuất của những nghệ sỹ nghề xiếc kém may mắn - 2

Theo MC - đạo diễn Lê Hoàng, xiếc từng là môn nghệ thuật rất được công chúng đón nhận, từ già tới trẻ đều ham mê bộ môn này vì nó có đầy đủ các yếu tố hấp dẫn như âm nhạc, hề, nhào lộn. Tuy nhiên, hiện tại nghề xiếc đang đi xuống. Rất nhiều lần nghe tiếng rao “mời các bạn đi xem xiếc” từ những chiếc loa trên các xe chạy trên đường, đạo diễn Lê Hoàng cảm thấy đau lòng bởi cảm thấy “rất chợ” và “không xứng đáng với một bộ môn nghệ thuật vốn rất sang trọng như xiếc”.

Không chỉ vậy, đạo diễn Lê Hoàng cũng cảm thấy buồn khi nhắc đến bộ môn nghệ thuật này, nhiều người không  biết đến nghệ sĩ nào ngoại trừ Quốc Cơ – Quốc Nghiệp. Thậm chí, Quốc Cơ – Quốc Nghiệp cũng phải trầy trật mấy năm, đến khi tham gia Britain's got talent thì mới được báo chí và dư luận trong nước chú ý đến.

Nhói lòng với góc khuất của những nghệ sỹ nghề xiếc kém may mắn - 3

Là người nhiều năm gắn bó với nghệ thuật xiếc, NSƯT Phi Vũ cho biết, đây là một môn nghệ thuật đòi hỏi rất nhiều yếu tố phức tạp như phải có sân khấu tròn, rồi âm thanh, ánh sáng, đặc biệt phải có bảo hiểm cho nghệ sĩ khi thực hiện những động tác đu bay, nhào lộn phức tạp. Và sân khấu của xiếc thì phải là sân khấu riêng thì mới đảm bảo được những yếu tố mạo hiểm khi trình diễn, không thể tranh thủ các sân khấu hay nhà thi đấu khác để biểu diễn được. Rất may, theo NSƯT Phi Vũ, hiện thành phố đang xây dựng một rạp xiếc mới hoành tráng tại Phú Thọ và hy vọng năm 2025 có thể đi vào hoạt động.

Nhắc đến nghề xiếc không thể không nói đến những nghệ sĩ xiếc, thế nhưng đây cũng chính là những người phải chịu nhiều thiệt thòi so với những bộ môn khác. Theo NSƯT Phi Vũ, để đào tạo được một nghệ sĩ xiếc vô cùng khó khăn, thường phải chọn những bé có năng khiếu từ rất sớm, khi mới 4-5 tuổi, sau đó cho các bé đi học ở trường xiếc ngay từ nhỏ. Mà không phải bé nào có năng khiếu cũng được bố mẹ ủng hộ, chấp nhận rời con cho đi học sớm như vậy. Đã vậy, thời gian học lại kéo dài, thường 5 năm năm mà chỉ học được 2 tiết mục, sau đó, lại phải đi học tiếp. Trong quá trình đó, không ít người đã bỏ nghề giữa chừng vì không chịu được vất vả.

Nhói lòng với góc khuất của những nghệ sỹ nghề xiếc kém may mắn - 4

“Ngay cả những nghệ sĩ xiếc theo nghề lâu năm cũng khó sống được với nghề vì ít được công chúng, báo chí chú ý tới. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi có nhiều chương trình gameshow, đời sống của các nghệ sĩ cũng khá hơn. Nhiều chị em năng động chạy show bên ngoài rồi tham gia diễn trong các sự kiện của doanh nghiệp. Điều này chúng tôi biết là có ảnh hưởng đến nghề nhưng cũng không cấm được vì nhu cầu cuộc sống, ai cũng cần phải có tiền để lo cho gia đình.  Cũng có không ít anh chị em trong Nhà hát của chúng tôi lái xe hơi đi làm” – NSƯT Phi Vũ cho biết.

Nhớ lại thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật xiếc – những năm 1980,1990 của thế kỷ trước, đạo diễn Lê Hoàng cho biết, thời ấy công chúng muốn đi xem xiếc phải xếp hàng bởi xiếc chỉ biểu diễn vào thứ 7, chủ nhật. Thời đó, những tiết mục như mô tô bay, tiết mục giữ thăng bằng của nghệ sĩ Tâm Chính được công chúng yêu mến đón nhận, tuy nhiên hiện nay rất khó có được những tiết mục đỉnh cao như vậy.

Trailer chương trình

Bên cạnh đó, một số con vật như voi, sư tử, khỉ, chó nuôi để phục vụ xiếc thú rất tốn kém. Hiện nay, Hội bảo vệ động vật còn cấm dùng những con thú hoang dã để diễn xiếc nên giờ các rạp chỉ có thể dùng những con thú thông thường như chó, mèo, vịt, heo, dê, khỉ nhỏ để diễn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến bộ môn này không còn hút khán giả.

Đạo diễn Lê Hoàng cũng nêu quan điểm, xiếc là bộ môn nghệ thuật nên phải làm sao mang được đặc tính quốc gia. Nghĩa là khi xem xiếc của người Nga là phải hiểu được nét văn hóa của Nga, xiếc Việt phải diễn tả được những nét đặc trưng văn hóa của người Việt: “Tôi rất thích hề xiếc vì nó thể hiện được nét dân tộc trong đó” – Đạo diễn Lê Hoàng cho biết.

Còn NSƯT Phi Vũ thì tiết lộ, nhiều nghệ sĩ xiếc khi trẻ thì diễn những tiết mục nhào lộn, giữ thăng bằng, tuy nhiên, khi về già, cơ thể không còn dẻo dai thì chọn cách xuống diễn hề. Được biết, hề xiếc là một bộ môn nghệ thuật đòi hỏi khá nhiều yếu tố chuyên môn, tinh tế chứ không đơn giản chỉ là tấu hài như nhiều người nghĩ.

Cuối cùng, đạo diễn Lê Hoàng và NSƯT Phi Vũ mong rằng sẽ có nhiều chính sách để giúp nghề xiếc tháo bỏ khó khăn, trở lại thời hoàng kim như xưa.

Trailer chương trình

Nghệ sĩ nghèo: Người bệnh không tiền đóng viện phí, kẻ sống tạm bợ qua ngày

Diễn viên Nguyễn Hoàng bị tai biến phải về quê nương nhờ chị gái, cựu diễn viên Hoa Mỹ Hạnh nhập viện nhưng lại không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Xót xa đời nghệ sĩ nghèo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN