Nguồn gốc gây tranh cãi của Tôn Ngộ Không: Là nhân vật có thật hay hư cấu?

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 550Kỳ mới nhất

Nguồn gốc thực sự của nhân vật Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây Du Ký vẫn luôn là đề tài được nhiều người chú ý.

Tây Du Ký là bộ phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân, khởi quay từ năm 1982 và chính thức công chiếu kể từ năm 1986. Trải qua hơn 30 năm, những thước phim của đạo diễn Dương Khiết vẫn thu hút được sự theo dõi của nhiều thế hệ khán giả. 

Bốn thầy trò Đường Tăng trong bộ phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986

Bốn thầy trò Đường Tăng trong bộ phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986

Tây Du Ký là câu chuyện về hành trình gian nan và vất vả của bốn thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Hình tượng Tề thiên Đại thánh Tôn Ngộ Không dần dần trở thành một thành phần quan trọng, có ảnh hưởng đến văn học và các hình thức nghệ thuật về sau.

Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, liệu rằng đây là một nhân vật có thật hay hoàn toàn là hư cấu do nhà văn Ngô Thừa Ân tạo dựng nên?

Hình tượng Tôn Ngộ Không trên bìa một cuốn sách cổ ở Trung Quốc

Hình tượng Tôn Ngộ Không trên bìa một cuốn sách cổ ở Trung Quốc

Có một bằng chứng cho rằng, "Hầu gia" được sáng tác dựa trên một cao tăng có tên Thích Ngộ Không ((731 – 812), tên tục là Xa Phụng Triều, quê ở Kinh Triệu, Vân Dương, Trung Quốc. Tương truyền ông từ nhỏ vốn đã thông minh, am hiểu Nho học và biết cách đối nhân xử thế.

Vào năm 751, Thích Ngộ Không đi theo Trương Quang Thao đến Tây Vực, nơi Phật pháp rất hưng thịnh. Cũng trong năm này, ông bái pháp sư Tam Tạng là sư phụ, được đặt pháp hiệu là Đạt Ma Đà Đô và đi tu. 

Tranh minh họa truyện Tây Du Ký

Tranh minh họa truyện Tây Du Ký

Do mắc bệnh trong người, Thích Ngộ Không phải ở lại Tây Vực gần 40 năm rồi mới quay trở lại quê hương. Trong khoảng thời gian này, ông chuyên tâm nghiên cứu, biên dịch và truyền giáo Phật pháp.

Một số học giả tin rằng, hành trình của hai đại sư chính là nguồn cảm hứng cho Ngô Thừa Ân tạo nên câu chuyện thỉnh kinh ly kỳ trong Tây Du Ký. 

Hình ảnh cao tăng Huyền Trang đi thỉnh kinh

Hình ảnh cao tăng Huyền Trang đi thỉnh kinh

Ngoài ra, trên một số bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một dấu tích khác lý giải về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không.

Trong bức bích họa là hình ảnh một vị hòa thượng và một "hầu hình nhân" (một người có hình dáng giống khỉ) đang chắp tay hướng về phía Phật Bà Quan Âm. 

Một bức tranh cổ có hình Đường Tăng và Tôn Ngộ Không

Một bức tranh cổ có hình Đường Tăng và Tôn Ngộ Không

Giả thuyết khác cho rằng nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không chính là một người đàn ông có thật tên Thạch Bàn Đà, quê ở Tiên Dương, Trung Quốc. Theo nghiên cứu cho biết khi Huyền Trang sang Tây phương thỉnh kinh gặp không ít nguy nan, vì thế quyết định thu nhận đệ tử.

Thạch Bàn Đà là người Hồ, võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn, nhưng lại có ngoại hình xấu xí và kỳ quái, ví như một "hầu hình nhân".

Thần khỉ Hanuman trong tín ngưỡng của người Ấn Độ

Thần khỉ Hanuman trong tín ngưỡng của người Ấn Độ

Trong khi đó, căn cứ dựa theo những ghi chép của pháp sư Huyền Trang, một nhân vật lịch sử có thật, trong Ấn Độ giáo có tồn tại một vị "thần khỉ" tên Hanuman. Hình ảnh phổ biến nhất của Thần khỉ là một người trưởng thành với gương mặt trông như khỉ, có hai cánh tay, cơ thể vạm vỡ và một cái đuôi dài vòng lên đầu. 

Hanuman là nhân vật quan trọng trong sử thi Ramayana của Ấn Độ, ngài được miêu tả là người ham học hỏi, giàu lòng dũng cảm, có nhiều sức mạnh và rất trung thành. 

Dù là dựa theo giả thuyết nào, thì nguồn gốc của Tôn Ngộ Không đến nay vẫn là một ẩn số. Nhưng hình tượng Tề thiên Đại thánh đã sớm ăn sâu vào tâm trí của công chúng, đặc biệt là qua sự hóa thân xuất sắc của diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng trong bộ phim chuyển thể Tây Du Ký năm 1986.

Lục Tiểu Linh Đồng đã thổi hồn vào nhân vật Tôn Ngộ Không

Lục Tiểu Linh Đồng đã thổi hồn vào nhân vật Tôn Ngộ Không

Hình ảnh Tôn Ngộ Không được khai thác trong nhiều lĩnh vực khác như hí kịch, kịch nói, âm nhạc, điện ảnh..., đa số đều khai thác một góc cạnh khác trong cuộc đời Tôn Ngộ Không và dựa nhiều vào tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. 

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 550Kỳ mới nhất
Ảnh hiếm hậu trường Tây Du Ký 1986: Thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh bằng cano

Đã hơn 30 năm kể từ ngày đầu tiên phát sóng, Tây Du Ký vẫn là bộ phim kinh điển được khán giả yêu mến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Oanh Nguyễn ([Tên nguồn])
Tây Du Ký 1986: Chuyện giờ mới kể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN