Người phá được "trận đồ bát quái" của Gia Cát Lượng là ai?
Rất nhiều kỳ tài và danh tướng thời Tam quốc cố tìm cách vượt Bát quái trận nhưng đều thất bại, thậm chí bỏ mạng dưới tay ông.
Bát trận đồ không phải là sáng chế của riêng Gia Cát Lượng. Từ trước đó rất lâu, người ta đã biết đến cách bày binh bố trận dựa trên bát quái. Tuy nhiên, phải đến khi Gia Cát Lượng xuất hiện mới có người đủ tài để đưa bát trận đồ lên tầm trận pháp huyền thoại, biến hóa khôn lường.
Nguyên lý hoạt động của Bát trận đồ trong "Tam quốc diễn nghĩa"
Trên thực tế, Bát trận đồ của Gia Cát Lượng được lấy cảm hứng từ Bát quái đồ trong "Binh pháp Tôn Tử". Tuy nhiên, Gia Cát Khổng Minh đã thể hiện được tài dụng binh bậc thầy của ông ở trận pháp này. Trước trận thắng Di Lăng, Gia Cát Lượng đã biết Lục Tốn nhất định kéo quân qua bến Ngư Phúc, nhất định lạc vào thạch trận và gặp Hoàng Thừa Ngạn. Thậm chí, ông còn dặn bố vợ đừng dẫn Lục Tốn thoát khỏi trận này.
Tạo hình của "Gia Cát Lượng" Đường Quốc Cường trong "Tam quốc diễn nghĩa" 1994.
Trong "Tam quốc diễn nghĩa" 1994, Khổng Minh Gia Cát Lượng (Đường Quốc Cường) là quân sư tài ba nổi bật nhất trong hàng ngũ mưu sĩ như Tuân Úc, Quách Gia hay Tư Mã Ý. Vị quân sư của Thục Hán đã đạt đến cảnh giới cao trong việc điều binh khiển tướng. Ngoạn mục nhất phải kể đến là khi ông phục sẵn trận đồ để dồn tướng Đông Ngô là Lục Tốn vào đường chết.
Do sai lầm của Lưu Bị (Tôn Ngạn Quân) vì nóng lòng báo thù cho người huynh đệ kết nghĩa Quan Vũ đã cử 70 vạn quân sang đánh Đông Ngô. Sau quãng thời gian đầu lấn át, quân Thục của Lưu Bị rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan sau khi đô đốc Đông Ngô là Lục Tốn (Cao Phi) quyết cầm cự, không ra đánh. Sang đến mùa hè năm 222, lợi dụng thời tiết nóng bức, gió đông nam thổi mạnh, Lục Tốn cho quân phản công, dùng hỏa công thiêu trụi 40 trại của Lưu Bị trải dài 700 dặm.
Lục Tốn và các tướng đi vào thạch trận.
Lục Tốn thừa thắng truy đuổi quân Thục. Khi đuổi đến sát ải Qùy Quan, y thấy gần bờ sông bên sườn núi có sát khí bốc lên ngùn ngụt. Vốn có bản tính cẩn trọng, Lục Tốn bèn ra lệnh lùi 10 dăm, hạ trại đợi địch chứ không truy đuổi thêm. Tuy nhiên, đợi mãi không có động tĩnh, y sai người đi do thám. Càng về tối thì sát khí bốc lên càng mạnh nhưng quân do thám vẫn báo về không có binh mai phục, chỉ có chừng 80 - 90 đống đá xếp ngổn ngang bên sông. Lúc đó, Lục Tốn tự mình đi hỏi thổ dân ở đó thì được biết bến này tên là Ngư Phúc, trước khi vào Xuyên, Gia Cát Lượng đi qua đây đã lấy đá bày ra thế trận này. Từ đó, ngày nào cũng có sát khí bốc lên ngùn ngụt.
Lục Tốn lấy làm lạ, lại dẫn kỵ mã đến tận bãi đá dò la. Nhìn từ trên cao xuống thì thạch trận bốn mặt tám hướng đều có cửa ra nên cho là chiêu tâng bốc, dùng mê thuật để lung lay lòng người. Vị tướng Đông Ngô liền thân chinh đi vào trận đồ. Lúc định trở ra, Lục Tốn giật mình khi thấy cơn gió lớn nổi lên, cát sỏi bay mù mịt. Tuy nhiên, dù cửa ra có nhiều nhưng loay hoay mãi vẫn không thể thoát khỏi trận đồ. Đang lúc hoảng loạn, y gặp được một cụ già, nhờ nhân vật này dẫn đường mà Tốn mới thoát thân ra được. Đến khi cáo biệt, Lục Tốn mới biết cụ già là Hoàng Thừa Ngạn tiên sinh, bố vợ của Gia Cát Lượng. Vì cụ muốn làm phúc nên mới cãi lời con rể mà đến cứu Lục Tốn.
Video: Lục Tốn (Cao Phi) suýt mất mạng trong Bát trận đồ của Gia Cát Lượng trong "Tam quốc diễn nghĩa" 1994.
Người duy nhất phá giải được Bát trận đồ
Bát trận đồ hay còn gọi là Bát quái trận là kết hợp tinh hoa của Đạo giáo và cả lĩnh vực thiên văn, địa lý. Trận pháp này dựa trên nguyên lý "Bát quái" mà bày thành 8 trận chính bao gồm: Thiên phúc, Địa tải, Long phi, Xà bàn, Hổ dực, Điểu tường, Phong tán, Vân thùy, theo 8 cửa lớn được phân bố kỵ binh hoặc bộ binh xung quanh. Trong các cửa này sẽ có cửa tốt và cửa xấu. Nếu như kẻ địch không hiểu trận pháp mà đi nhầm vào cửa tử thì sẽ không thể nào ra được.
Bát trận đồ trong "Tam quốc diễn nghĩa".
Bát trận đồ có thể linh hoạt biến hóa khôn lường và tùy theo tình hình cụ thể để làm quân địch rơi vào tình thế mất phương hướng. Với nguyên lý hoạt động độc đáo, trận pháp này có thể chịu được sự tấn công của 100.000 quân. Ngoài Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ của Khổng Minh đã được ông chỉ cho cách thoát ra khỏi thạch trận thì không ít nhân vật nổi tiếng từ văn nhân đến mưu sĩ khi nhìn thấy trận đồ này cũng đều không hiểu. Tuy nhiên, chỉ có một người duy nhất lại phá giải được sự huyền bí của Bát trận đồ, đó chính là Hoàn Ôn.
Hoàn Ôn (312–373) là đại tướng nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc, cha ông là Hoàn Di, thái thú Tuyên thành (An Huy). Tương truyền trên mặt Hoàn Ôn có 7 nốt ruồi đen, được coi là quý tướng. Theo các sử gia Trung Quốc, Hoàn Ôn sống thường nhật giản dị, tiết kiệm, có tài nhưng tính tình kiêu ngạo, dã tâm giành ngôi quá lộ liễu nên hay bị các phe phái khác tìm cách ngăn trở, không hợp tác khi ông tác chiến và hành động trong triều. Do đó, không những việc bắc phạt không thành công, tâm nguyện của ông cũng không thực hiện được.
Hoàn Ôn là người duy nhất hiểu về Bát trận đồ (Ảnh minh hoạ).
Năm đó, Hoàn Ôn thống lĩnh đại quân viễn chinh Ba Thục. Đột nhiên, phía trước có một luồng sát khí nổi lên trên trời, cản con đường đang đi của đoàn quân. Hoàn Ôn dẫn các tướng lĩnh thuộc hạ đi thăm dò, thì ra sát khí đến từ một đống đá Bát trận đồ do Gia Cát Lượng bày bố. Ông quan sát một cách rất chi tiết, rất lâu sau, ông nhẹ gật đầu, trong mắt lộ sự vui mừng.
Theo Hoàn Ôn, sự tinh tế của Bát trận đồ chính là nó sẽ thay đổi liên tục, giống như thế Thường Sơn xà (một loại rắn sống tại núi Thường Sơn). Cụ thể, giả sử trận pháp có phân chia thành ba phần rõ rệt gồm đầu, chính giữa và đuôi, thì một khi phần nào bị tấn công, những phần còn lại sẽ lao tới cứu. Bởi chúng tuy độc lập nhưng lại có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi quân định lọt vào trận, đặc biệt là các đội kỵ binh trang bị nhẹ, quân sĩ sẽ dùng cung tên, mâu, kích để đả thương và tấn công. Vì trận đồ dựa trên nguyên lý bát quái nên tùy từng tình huống sẽ biến hóa khôn lường để vây khốn quân địch.
Ngôi làng ở Trung Quốc được thiết kế theo bát quái đồ của Gia Cát Lượng.
Ngày nay, dấu tích của trận đồ từng vây khốn Lục Tốn vẫn còn lưu lại ở ở thị trấn Di Mâu, huyện Tân Đô và dưới thành Bạch Đế, huyện Phụng Tiết thuộc tỉnh Tứ Xuyên; Định Quân Sơn ở Miện Dương tỉnh Thiểm Tây; Tây An thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Nguồn: [Link nguồn]
Câu chuyện về cái chết của Gia Cát Lượng đã trở thành một điển tích nổi tiếng đối với hậu thế.