Người mẫu Xuân Lan: Đàn ông làm việc nhà có gì mà ca ngợi?

Bình đẳng giới và cuộc “cách mạng đưa đàn ông vào bếp” luôn là đề tài "nóng", thu hút sự quan tâm của mọi người, nhất là thời điểm tháng 3 - tháng của phụ nữ.

“Để yên cho tôi làm đàn bà!”

Vừa qua, MC Trác Thúy Miêu đã có phát ngôn gây tranh cãi: “Để yên cho tôi làm đàn bà!”. Cô cho rằng đàn bà nhiều khi lại “sướng” khi được lăn vào bếp, “họ vui như cô đào hát được tặng bông” và khẳng định: “Những người không hiểu rành rọt niềm vui sướng đó, không hề có tư cách cãi bàn!” hay “đừng ai đấu tranh giải phóng tôi khỏi gian bếp của mình, đó là đặc ân của mình, của riêng đàn bà”.

Người mẫu Xuân Lan: Đàn ông làm việc nhà có gì mà ca ngợi? - 1

Nhưng thực tế, các chị em có xem việc vào bếp là “đặc ân”? Theo Báo cáo về việc sử dụng thời gian ở Ấn Độ năm 2019, trung bình phụ nữ dành 16,9% thời gian trong ngày cho các công việc gia đình còn nam giới, con số này chỉ là 1,7%. Ở các quốc gia có bình đẳng giới cao nhất, đàn ông thực hiện khoảng 40% tổng số công việc nhà. Vậy, cán cân việc nhà đang nghiêng lệch giữa hai giới?

Sao phải khen ngợi đàn ông làm việc nhà?

Trong toạ đàm mới nhất do Báo Phụ nữ TP HCM tổ chức, siêu mẫu Xuân Lan nhấn mạnh việc nhà đang trở thành gánh nặng với phụ nữ không thua gì việc nước. Nếu không có sự tỉ mỉ, tinh tế, khéo léo, thì làm sao có những buổi cơm ngon. Nếu không có bàn tay chăm sóc của phụ nữ làm sao nhà cửa sạch bong, sáng bóng.

Xuân Lan cho rằng, người chồng đã không nhận thấy, hoặc xem nhẹ công sức của vợ trong việc vun vén tổ ấm. Trong khi, việc nhà là của tất cả những người sống trong nhà, chứ sao lại là của riêng đàn ông hay đàn bà?

Từ trái sang phải: Chuyên gia tâm lý Ngô Minh Uy, người mẫu/diễn viên Xuân Lan, anh Lê Hoàng - đại diện nhãn hàng BlueStone

Từ trái sang phải: Chuyên gia tâm lý Ngô Minh Uy, người mẫu/diễn viên Xuân Lan, anh Lê Hoàng - đại diện nhãn hàng BlueStone

Siêu mẫu cũng cho rằng việc khen ngợi, tôn vinh ông chồng như biểu tượng vì chăm chút việc nhà, hỗ trợ vợ đưa đón con, nấu nướng,… là “không ổn”.

Đồng tình với Xuân Lan, chuyên gia tâm lý Ngô Minh Uy chia sẻ nhiều cuộc hôn nhân tan nát cũng vì sự vô tâm của ông chồng, “cái bát để trong tủ nào cũng không biết”. Tiền không thể là nền tảng của hạnh phúc gia đình. Những sẻ chia thường ngày tuy “nhỏ nhưng có võ” mới là sức mạnh kết nối tình cảm vững chắc - bí quyết để gia đình trong ấm ngoài êm của chính chuyên gia cũng là đây!

“Việc nhà là của ai ?” đã có câu trả lời!

“Việc nhà không được ấn định bởi giới tính”, anh Lê Hoàng - đại diện BlueStone khẳng định quan điểm riêng. Không nên cứng nhắc trong phân công việc nhà - anh làm việc này, em làm việc kia, bởi có thể trong vô thức biến việc nhà thành… checklist. Mọi người nên xem việc nhà là cơ hội, là thói quen, từ đó xây dựng văn hóa sẻ chia trong gia đình.

Người mẫu Xuân Lan: Đàn ông làm việc nhà có gì mà ca ngợi? - 3

Sau tọa đàm, anh Lê Hoàng trải lòng: “Ngày nay, trên đà phát triển không ngừng, các ông bố, bà vợ không còn thấy ‘cô đơn’ hay áp lực khi làm việc nhà vì đã có vô số những giải pháp, trợ thủ đắc lực”. Bếp từ, lò nướng, nồi cơm, vỉ nướng, máy xay,... vô hình chung đã xoá nhoà khoảng cách của việc nhà nặng - nhẹ, giúp việc nhà thành niềm vui, trải nghiệm hạnh phúc của vợ lẫn chồng.

“Đây cũng là cảm hứng để BlueStone không ngừng cho ra đời những sản phẩm thiết thực, giúp việc nhà tối giản hơn. Việc rút ngắn thời gian làm việc nhà còn là cơ hội để các thành viên có thêm thời gian quay quần sau những bộn bề của cuộc sống”, anh Hoàng chia sẻ.

Sẻ chia việc nhà một khi đã có phương án tối ưu, vợ chồng sẽ có điều kiện gắn kết ở các khía cạnh khác như: sẻ chia trong hành trình nuôi dạy con cái, sẻ chia trong quản lý tài chính,... và hơn thế nữa!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN