Người đã cứu cả bộ phim 'Tây du ký 1986'

"Tây du ký" kinh điển từng rơi vào tình trạng khó khăn không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ từ nghệ sĩ này.

Theo QQ, bộ phim Tây du ký 1986 là tác phẩm kinh điển của màn ảnh Hoa ngữ, có sức sống lâu dài gần 40 năm vẫn còn sức hấp dẫn với khán giả. Không chỉ các tình tiết trong phim mà cả câu chuyện hậu trường đều được phân tích kỹ lưỡng.

Tác phẩm đã có lượng khán giả đông đảo ở mọi lứa tuổi, thế hệ thậm chí đến năm 2024, các nội dung lấy cảm hứng từ Tây du ký vẫn còn được công chúng ưa chuộng, sôi nổi hưởng ứng.

Quá trình sản xuất phim Tây du ký 1986 cũng gian nan không kém hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng.

Quá trình sản xuất phim Tây du ký 1986 cũng gian nan không kém hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng.

Câu chuyện về quá trình sản xuất khó khăn của đoàn phim Tây du ký cũng khiến nhiều khán giả xúc động. Đạo diễn Dương Khiết được ca ngợi là người tận tâm với nghề. Bà liên tục đi hàng chục tỉnh, địa phương để tìm địa điểm quay phim, luôn cố gắng hoàn thành cảnh quay một cách chỉn chu nhất, thậm chí không ngại dùng trực thăng để đón một mỹ nhân tới diễn trong cảnh 3 phút nếu bà cho rằng điều đó mang lại hiệu quả tốt nhất cho bộ phim.

Nhưng cũng chính vì sự cầu toàn này dẫn tới kinh phí đoàn phim Tây du ký bị thiếu hụt khá nhiều.

Theo QQ, sau khi quay được một nửa, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV ngừng cấp vốn cho Tây du ký khiến đoàn phim suýt bị hủy bỏ. Lúc này, chủ nhiệm Lý Hồng Xương đã phải dùng nhiều cách, xin tài trợ từ Cục Đường Sắt với số tiền 3 triệu NDT, nhờ đó bộ phim mới được hoàn thành. Có thể nói, Lý Hồng Xương chính là cứu tinh của đoàn phim Tây du ký.

Ngoài ra, Lý Hồng Xương để tiết kiệm chi phí làm phim, nam nghệ sĩ còn đảm nhiệm tới 7 vai diễn trong Tây du ký, trong đó vai diễn có thời lượng dài nhất là Rết Tinh trong tập Rơi vào động Bàn Tơ.

Nam diễn viên Lý Hồng Xương là người đã phải đi nhiều đơn vị xin thêm kinh phí để Tây du ký có thể tiếp tục quay.

Nam diễn viên Lý Hồng Xương là người đã phải đi nhiều đơn vị xin thêm kinh phí để Tây du ký có thể tiếp tục quay.

Ông cũng đảm nhiệm nhiều vai diễn trong phim.

Ông cũng đảm nhiệm nhiều vai diễn trong phim.

Một thông tin thú vị khác của đoàn phim Tây du ký là trong tập Họa khởi Quan Âm viện có cảnh ngôi chùa bị cháy. Lúc đầu, đoàn phim dự định tới những ngôi chùa bỏ hoang, được phép dọn dẹp để quay một cách chân thực nhất.

Tuy nhiên, sau đó đoàn phim gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin cấp giấy phép. Họ đã dựng một mô hình chùa giống như thật để quay cảnh cả Quan Âm viện bị cháy.

Khán giả từng cho rằng cảnh cháy ở tập phim Họa khởi Quan Âm viện là quay thật.

Khán giả từng cho rằng cảnh cháy ở tập phim Họa khởi Quan Âm viện là quay thật.

Tuy nhiên, đoàn phim đã phải dựng các mô hình để quay cảnh chùa bị cháy.

Tuy nhiên, đoàn phim đã phải dựng các mô hình để quay cảnh chùa bị cháy.

Ngoại trừ dàn diễn viên chính, nghệ sĩ góp mặt trong hầu hết tập phim của Tây du ký 1986 là Lý Kiến Thành. Nam diễn viên đảm nhiệm nhiều vai trò từ hậu trường đến diễn xuất trong bộ phim. Không những vậy, khán giả không hề nhận ra nhân vật đó do cùng một diễn viên thể hiện, chứng minh khả năng biến hóa tuyệt vời của các nghệ sĩ gạo cội.

Diễn viên gạo cội Lý Kiến Thành với 20 vai diễn khác nhau trong Tây du ký.

Diễn viên gạo cội Lý Kiến Thành với 20 vai diễn khác nhau trong Tây du ký.

4 thầy trò Đường Tăng đã cùng nhau trải qua nhiều năm đi lấy kinh vất vả, nhưng sau cùng chỉ có Trư Bát Giới là người duy nhất không trở thành Phật....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Vũ ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Tây Du Ký 1986 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN