Nghệ sỹ Việt đặt hy vọng vào "vũ khí nóng" của ê-kíp Lê Minh Sơn

Bức xúc trước nạn ăn cắp chất xám, cuối cùng các nghệ sĩ Việt sẽ được "cứu" nhờ giải pháp công nghệ cao mới trình làng này.

Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi ngành nghề, lĩnh vực trong đó có cả ngành âm nhạc. Xu thế nghe nhạc online đã trở nên phổ biến và thúc đẩy nền âm nhạc tăng trưởng mạnh mẽ trong thời đại Internet. Tuy nhiên, vấn nạn vi phạm bản quyền trên mạng đang nhanh chóng trở thành rào cản lớn với ngành công nghiệp nội dung số, trong đó có âm nhạc trực tuyến.

Khi nghệ sĩ bị mất đi quyền tác giả (văn học, khoa học, nghệ thuật) có thể là một cá nhân hoặc pháp nhân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo ra thì đồng nghĩa với việc họ bị mất đi 2 quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản. Ngoài ra điều này còn ảnh hưởng rất lớn đến đến tâm lý của nghệ sĩ, tiền bạc và giá trị sản phẩm của họ,...

Nhà văn Di Li

Nhà văn Di Li

Nhà văn Di Li: “Thực sự kinh khủng”

Di Li là một nhà văn trinh thám, dịch giả Việt Nam. Khi nói về hiện tượng vi phạm bản quyền nội dung ở Việt Nam, nhà văn Di Li đã phải thốt lên: “Thực sự kinh khủng”. Bởi vì, vi phạm bản quyền diễn ra trên mọi lĩnh vực từ âm nhạc, điện ảnh đến văn học và sách. Với vai trò là người sáng tạo, có nhiều tác phẩm bị vi phạm bản quyền, nhà văn Di Li dùng từ “vô vọng” khi đi đòi lại công bằng cho chính mình.

Theo chị, Việt Nam cũng có một số đơn vị bảo vệ bản quyền cho người sáng tạo nhưng chưa thực sự hiệu quả, do cách làm chưa chuyên nghiệp. “Đôi khi chúng ta chạy theo, truy vết sản phẩm của mình bị vi phạm, bị dùng lậu và đi kiện. Nhưng những vụ kiện ra toà án hay bằng con đường hành chính thường không giải quyết triệt để vấn đềNgay cả khi thắng kiện, lợi ích thu lại cũng không nhiều, vì ngay lập tức lại có một tác phẩm khác, hoặc một đối tượng khác tiếp tục vi phạm bản quyền. Do đó, vấn đề vi phạm không được giải quyết một cách triệt để”, nhà văn Di Li nói.

Quả thật, Internet mang lại nhiều lợi ích cho cả nghệ sỹ lẫn công chúng, nhưng Internet cũng khiến các tác phẩm bị vi phạm bản quyền quá dễ dàng. Mỗi năm, cơ quan quản lý nhà nước có xử phạt hành chính một vài vụ vi phạm bản quyền với số tiền phạt vài chục triệu đồng, nhưng trên thực tế không giải quyết được tận gốc vấn đề vi phạm bản quyền trên mạng.

“Có thể nói trên mạng nạn vi phạm bản quyền diễn ra rất nghiêm trọng. Hàng triệu bài hát của các nhạc sĩ Việt Nam đang lang thang trên mạng không có ai kiểm soát, tác giả của các bài hát này cũng không hề được hỏi, được xin phép, chưa nói đến là được trả tiền. Nếu như chúng ta không có những công cụ kỹ thuật để kiểm soát nội dung trên mạng thì nạn vi phạm bản quyền có thể giết chết ngành công nghiệp âm nhạc ở Việt Nam”, nhạc sĩ Lê Minh Sơn – Tổng Giám đốc công ty cổ phần Bản quyền Âm nhạc trực tuyến (MCM Online) chia sẻ.

Thế nên, cách đây không lâu, Lê Minh Sơn cùng các cộng sự đã tạo ra MCM Online - hệ sinh thái bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. MCM được xây dựng bằng hai công nghệ: bảo vệ bản quyền Sigma DRM và đánh dấu bản quyền Sigma Watermarking. Giải pháp bảo vệ và đánh dấu trên từng bản nhạc giúp tác giả có thể đo đếm chính xác số lượt sử dụng, theo dõi việc phân phối sử dụng tác phẩm trên internet.

Kenjah David

Kenjah David

Nghệ sĩ đặt hy vọng vào công nghệ

Từng học tại Học viện  âm nhạc Paris và tiếp đó là Trường âm nhạc ALTA (Pháp), nghệ sỹ người Pháp Kenjah David vừa là ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công hoạt động tại nhiều quốc gia ở châu Phi, châu  Âu và châu Á. Nói về Hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM, Kenjah David cho rằng: “Theo quan điểm cá nhân của tôi, MCM đã chọn con đường đi đúng hướng và cũng đã nhận sự ủng hộ của các nghệ sỹ có tên tuổi của Việt Nam. Tôi hy vọng MCM có thể mở rộng mạng lưới và giúp nhiều nghệ sỹ, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Bởi vi phạm bản quyền trên Internet đang diễn ra rất tràn lan. Tôi tự hào là một phần của dự án này”.

Với việc áp dụng công nghệ trong ngăn chặn vi phạm, Hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến MCM được các nghệ sỹ đánh giá là “đi đúng hướng và phù hợp với nhu cầu ngày nay”. Theo nhà văn Di Li, điều tất yếu là phải có một đơn vị công nghệ đứng ra làm việc này, những công ty tư nhân với kinh nghiệm và sự hiểu biết về công nghệ có thể làm rất tốt việc ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền.

Theo nữ nhà văn, với việc MCM có những thành viên có kinh nghiệm, hiểu biết trong lĩnh vực tác quyền âm nhạc, và hiểu biết về công nghệ, các nhạc sỹ sẽ rất biết ơn MCM, khi tác phẩm của họ được bảo vệ. Và chị hy vọng, không chỉ âm nhạc mà trên mọi lĩnh vực, giải pháp công nghệ sẽ truy vết và ngăn chặn việc sử dụng nội dung không phép, sử dụng lậu, thay vì nghệ sỹ phải miệt mài đi kiện, theo kiện và bất lực, kết thúc vụ kiện trong vô vọng.

Nguyễn Ngọc Hân

Nguyễn Ngọc Hân

Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Công ty CP Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia), đơn vị bảo trợ công nghệ cho MCM Online, cho biết, cùng với sự phát triển của công nghệ số thì vấn đề vi phạm bản quyền nói chung và bản quyền âm nhạc nói riêng đã trở thành vấn đề nhức nhối. Do đó, việc ứng dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ chất xám, bảo vệ tài sản trí tuệ trên môi trường mạng sẽ đáp ứng được lòng mong mỏi, bức xúc của các nhạc sĩ, các tác giả. Theo đó, có được bảo vệ bản quyền, minh bạch khi tác phẩm được sử dụng mới đảm bảo quyền lợi kinh tế của nhà sáng tác, từ đó thúc đẩy nền âm nhạc nước nhà phát triển.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, ông Nguyễn Quang Đồng, cho biết quản lý tốt vấn đề bản quyền trên Internet, Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển của âm nhạc trực tuyến, từ đó mang lại doanh thu lớn cho ngành công nghiệp này.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhạc kịch ”Sóng” tái hiện cuộc đời nữ thi sĩ Xuân Quỳnh

Câu chuyện về cuộc đời thực của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh được tái hiện qua vở nhạc kịch thuần Việt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hà ([Tên nguồn])
Hậu trường những ngôi sao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN