Nếu không có Hòa Thân, Hồng Lâu Mộng chưa chắc đã được lưu truyền và phổ biến

Khi mới ra đời Hồng lâu mộng nằm trong danh mục sách bị cấm bởi triều đình nhà Thanh. Nhưng với tình yêu nghệ thuật và cách lách luật khôn khéo Hòa Thân đã khiến cho tác phẩm được lưu truyền và phổ biến cho tới ngày hôm nay.

Hồng lâu mộng hay tên gốc Thạch đầu ký là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc. Với hơn 100 triệu bản được xuất bản, tiểu thuyết này trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại.

Cảnh trong phim Hồng lâu mộng.

Cảnh trong phim Hồng lâu mộng.

Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách.

Tác giả của Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần tên là Triêm, tên tự là Mộng Nguyễn, Cần Phố, hiệu là Tuyết Cần, Cần Khê, người Thẩm Dương, vốn dòng dõi người Hán, sau nhập tịch Mãn Châu. Ông sống trong triều đại phong kiến nhà Thanh, Trung Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, gia đình đời đời thế tập chức Giang Ninh chức tạo là một chức quan to thu thuế tại Giang Ninh thành. Năm lần vua Khang Hy tuần du Giang Nam thì bốn lần ngự tại Tào phủ. Cuộc sống trong phủ vô cùng xa hoa vương giả.

Không những là nhà hào môn vọng tộc lẫy lừng mà nhà họ Tào còn có truyền thống văn chương thi phú. Ông nội Tào Dần còn là một danh sĩ nổi tiếng vùng Giang Ninh, đã từng in bộ Toàn đường thi nổi tiếng. Nhưng đến đời của Tào Tuyết Cần, tất cả sự giàu sang quyền quý huy hoàng của gia đình đã trở thành quá khứ. Gia đình gặp đại họa, cha mắc tội, bị cách chức, hạ ngục, tịch biên tài sản. Ông đã phải sống trong những ngày cay đắng nhất của đời mình với nghèo khổ, đi khắp nơi để mưu sinh, sống trong cảnh "cả nhà rau cháo, rượu thường mua chịu".

Hồng lâu mộng xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc.

Hồng lâu mộng xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc.

Mười năm cuối đời ông đã dồn toàn bộ trí lực để tạo nên kiệt tác Hồng lâu mộng, tác phẩm này đã được ông sửa chữa 5 lần trong cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền mua thuốc. Khi ông còn sống tác phẩm đã không hoàn thành và không được công bố. Sau khi ông qua đời, hai mươi tám năm sau, Cao Ngạc đã dựa vào di thảo của ông để hoàn thành nốt bằng việc viết tiếp 40 hồi.

Có giai thoại kể lại rằng, năm xưa, Hòa Thân từng vô cùng yêu thích cuốn tiểu thuyết Thạch đầu ký. Thế nhưng chờ mãi không thấy ra hồi tiếp, nên vị quan này đã âm thầm tìm Cao Ngạc và lệnh cho ông viết tiếp.

Dưới thời bấy giờ, Thạch đầu ký nằm trong danh mục sách cấm. Cao Ngạc chiếu theo ý của Hòa Thân nên đã tiến hành biên soạn, sửa đổi, thêm nội dung ca ngợi triều đình vào cuốn tiểu thuyết này. Sau đó, Hòa Thân đổi tên sách thành Hồng Lâu Mộng, lại nhờ Đôn phi dâng cho Càn Long. Nhà vua thấy tác phẩm ấy không có chỗ nào phản nghịch nên đã đồng ý phát hành khắp thiên hạ.

Có thể nói, Hồng lâu mộng được lưu truyền và phổ biến cho tới ngày hôm nay, ít nhiều cũng có một phần công sức của Hòa Thân.

Hòa Thân là một người yêu nghệ thuật.

Hòa Thân là một người yêu nghệ thuật.

Có nhiều ý kiến cho rằng, 40 hồi sau của Hồng Lâu Mộng được Cao Ngạc viết tiếp không hay như 80 hồi đầu vì ông không có được cái trải nghiệm đau đớn như Tào Tuyết Cần. Nhưng với 40 hồi này, mang đến cho tác phẩm sự trọn vẹn, cho thấy họ Cao cũng là người đã sống với tác phẩm và đã nghiên cứu rất kĩ về văn phong của tác giả. Có lẽ ngoài Cao Ngạc không còn người nào viết tiếp Hồng lâu mộng hay hơn ông.

Trong các tài liệu chính thức, người ta vẫn ghi tác giả 80 hồi đầu Hồng lâu mộng là Tào Tuyết Cần, tác giả 40 hồi cuối là Cao Ngạc. Tuy nhiên những năm gần đây, có ý kiến cho rằng 40 hồi cuối của Hồng lâu mộng là do Cao Ngạc cùng với Trình Vĩ Nguyên viết, cũng có quan điểm rằng 40 hồi cuối hoặc do Cao Ngạc viết, hoặc do Trình Vĩ Nguyên viết. Cũng có quan điểm cho rằng tác giả 40 hồi cuối là một người khác, Trình Vĩ Nguyên và Cao Ngạc chỉ làm công việc biên tập, sửa sang mà thôi. Lại có ý kiến cho rằng 40 hồi cuối là di thảo của Tào Tuyết Cần. Năm 1981, Trần Bính Tảo thông qua các số liệu thống kê về Hồng lâu mộng đã kết luận rằng toàn bộ 120 hồi đều là nguyên tác của Tào Tuyết Cần. Cho đến nay, cuộc tranh luận về tác giả của 40 hồi cuối (cũng như 80 hồi đầu) của Hồng lâu mộng vẫn chưa ngã ngũ.

Bộ sưu tập đồ cổ hàng trăm tỷ của ”Hòa Thân” bị đập bể trên sóng truyền hình

Không ít khán giả đã thắc mắc rằng ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho số đồ cổ giá trị hàng trăm tỷ đã bị đập...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Hồng Lâu Mộng: Sức hút vượt thời gian Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN