Mỹ nhân kiếm hiệp Kim Dung: Người "cuồng yêu", kẻ thủ đoạn độc ác

Đây là những nữ phụ "khó chiều" nhất trong các bộ phim kiếm hiệp Kim Dung vì sở hữu tính cách quá cực đoan, độc ác và khó kiểm soát cảm xúc của mình.

Các tác phẩm kiếm hiệp Kim Dung xuất hiện vô vàn nữ nhân xinh đẹp, thậm chí có người còn sở hữu võ công siêu đỉnh. Tuy nhiên, không phải giai nhân tuyệt sắc nào cũng thích hợp cưới về làm vợ.

Thiên Sơn Đồng Lão

Thiên Sơn Đồng Lão là một nhân vật bí hiểm đặc biệt trong tiểu thuyết "Thiên long bát bộ" của nhà văn Kim Dung. Bà nguyên là chủ nhân cung Linh Thứu, vốn là một lão bà nhưng lại mang sức vóc của một cô bé. Thiên Sơn Đồng Lão cũng chính là người đã giúp đưa Hư Trúc trở thành một đại cao thủ võ thuật. Dù không nổi tiếng bằng các nhân vật chính nhưng bà lại sở hữu sức mạnh “bá đạo” cùng với nhan sắc trẻ mãi không già.

Tạo hình của Thiên Sơn Đồng Lão trong "Thiên Long bát bộ" 2003.

Tạo hình của Thiên Sơn Đồng Lão trong "Thiên Long bát bộ" 2003.

Thiên Sơn Đồng Lão được giới thiệu là đại đệ tử của Tổ Sư phái Tiêu Dao, 2 người còn lại là Vô Nhai Tử và Lý Thu Thủy. Bà được sư phụ truyền lại 3 bộ võ công là: Thiên Sơn Chiết Mai Thủ, Thiên Sơn Lục Dương chưởng và Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công.

Thiên Sơn Đồng Lão thầm yêu sư đệ là Vô Nhai Tử nhưng sư muội của bà là Lý Thu Thủy cũng đem lòng yêu ông. Lý Thu Thủy nhân lúc Thiên Sơn đồng lão đang luyện công thì ra tay hãm hại khiến bà tấu hỏa nhập ma. Sau này, Vô Nhai Tử kết duyên cùng Lý Thu Thủy nên Thiên Sơn Đồng Lão chán nản, bỏ đi đến Phiêu Miễu Phong trên đỉnh Thiên Sơn và lập ra Linh Thứu Cung.

Vẻ ngoài trẻ mãi không già của Thiên Sơn Đồng Lão có được nhờ luyện Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công quá sớm, cộng thêm 1 lần bị tẩu hỏa nhập ma do Lý Thu Thủy gây ra nên bà cứ giữ hình dáng của một cô bé. Bản chất của công phu này là cải lão hoàn đồng, người luyện võ công này mỗi 30 năm phải tiến hành cải lão một lần, mỗi lần lại mất thêm 30 ngày. Sau khi trùng sinh thì công lực tăng lên vượt bậc, giúp người luyện sống thọ hơn 300 tuổi.

Video: Thiên Sơn Đồng Lão (Thư Sướng) ép Hư Trúc sát giới trong "Thiên long bát bộ" 2003.

Tại Phiêu Miễu Phong, bà trở thành nhân vật khiến nhiều cao thủ võ lâm khiếp sợ. Bà còn dùng Sinh Tử Phù khống chế người của 36 động chủ và 72 đảo chủ, khiến họ phục tùng mình. Bởi vì bản thân không thể lớn lên nên bà cực kì căm hận Lý Thu Thủy, sau này nghe tin sư muội được gả vào nước Tây Hạ, bà đã đợi vào đêm tân hôn, ra tay tấn công và gạch nát mặt của Lý Thu Thủy, khiến cả hai thù oán càng sâu. Đã nhiều lần bà và sư muội đều ra tay ám hại lẫn nhau nhưng cả hai đều bất thành.

Ngoài cái tên Thiên Sơn Đồng Lão, bà còn được gọi với nhiều danh xưng khác nhau. Trong phiên bản phim điện ảnh "Thiên long bát bộ: Thiên Sơn Đồng Lão" năm 1994, bà có tên là "Vu Hành Vân". Ở phiên bản TVB năm 1997, tập 26/45 có đoạn theo lời kể của Vô Nhai Tử thì tên thật của Thiên Sơn Đồng Lão là "Đồng Phiêu Vân". Thiên Sơn Đồng Lão vì tình mà vướng vào vòng ân oán giang hồ. Do vậy, đây là nhân vật được xếp vào danh sách những mỹ nhân cần phải tránh xa.

Khang Mẫn

“Đệ nhất dâm phụ” Khang Mẫn tuy chỉ là một vai phụ nhưng đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc với khán giả trong bộ phim "Thiên Long bát bộ". Khang Mẫn là vợ của Mã Đại Nguyên – phó bang chủ Cái Bang, sở hữu dung mạo mỹ lệ, e thẹn nhưng lại vô cùng lẳng lơ, xảo quyệt và độc ác. Ả từng qua lại với nhiều nhân vật trong phim, trong đó có vua nước Đại Lý Đoàn Chính Thuần, trưởng lão Cái Bang Bạch Thế Kính, Toàn Quán Thanh...

Khang Mẫn là "đệ nhất dâm phụ" trong tác phẩm kiếm hiệp Kim Dung.

Khang Mẫn là "đệ nhất dâm phụ" trong tác phẩm kiếm hiệp Kim Dung.

Mỗi việc Khang Mẫn làm hầu như đều khiến người ta kinh ngạc. Chỉ vì hận mà ả khiến cho đối phương phải thân bại danh liệt. Khang Mẫn bán mình, lần lượt mua trưởng lão Cái Bang Bạch Thế Kính, Toàn Quán Thanh, bày kế sát hại chồng ả là Mã Đại Nguyên. Sau đó, ả ta lấy đó làm cớ để vạch rõ thân thế người Khiết Đan của Kiều Phong, đuổi chàng ra khỏi Cái Bang, biến Kiều Phong thành kẻ tử thù của người Hán ở Trung Nguyên. Khang Mẫn sở dĩ sát hại chồng ả, chỉ vì Mã Đại Nguyên không nghe lời ả lo đại sự, là một kẻ nhu nhược vô dụng

Cuối cùng, Khang Mẫn sở dĩ căm tức Kiều Phong đến thế, tìm trăm phương ngàn kế dồn chàng vào đường cùng, không phải vì ả có thâm cừu đại hận với Kiều Phong mà chỉ vì năm trước tại Bách Hoa hội ở Lạc Dương, Kiều Phong đã không chú ý đến ả. Trong con người của Khang Mẫn, lòng tham vô độ cá nhân chính là điểm nổi bật nhất. Cuối cùng, Khang Mẫn cũng chết vì sốc trước dung nhan kinh hoàng của mình do bị A Tử trả thù cho chị gái A Châu. 

Khang Mẫn bị Kiều Phong cự tuyệt nên sinh ra oán hận.

Khang Mẫn bị Kiều Phong cự tuyệt nên sinh ra oán hận.

Công chúa Kiến Ninh

Kiến Ninh công chúa là một trong số 7 người vợ của Vi Tiểu Bảo - nhân vật chính trong tác phẩm "Lộc đỉnh ký" của nhà văn Kim Dung.  Xuất thân của Kiến Ninh công chúa cũng rất đáng thương, mẹ của cô là người của Thần Long giáo vì muốn có được Tứ Thập Nhị Chương Kinh nên tự tiến thân để nằm vùng, tự lấy tên là con gái của tướng lĩnh Mao Văn Long là Mao Đông Châu. Cha đẻ của cô cũng không phải hoàng đế, là đồ đệ Sấu Đầu Đà của Thần Long giáo. Vì nghĩ mình xuất thân lá ngọc cành vàng, hơn nữa còn ỷ thế sinh con gái cho Vi gia nên nhiều lúc Kiến Ninh có phần quá đáng với Vi Tiểu  Bảo. Tuy nhiên, vì biết cô là người khá đáng thương nên họ Vi thường nhẫn nhịn.

Kiến Ninh công chúa là người sở hữu tính cách ngang ngược và "cuồng yêu".

Kiến Ninh công chúa là người sở hữu tính cách ngang ngược và "cuồng yêu".

Trong số 7 bà vợ của Vi Tiểu Bảo, công chúa Kiến Ninh được xem là một người đẹp bạo ngược, điêu ngoa và cũng hết sức cuồng yêu. Điều này có thể nhận thấy trong tác phẩm khi Kiến Ninh công chúa thường đánh đập Vi Tiểu Bảo đến nỗi bầm dập mặt mũi, chân tay, mắt xưng vù, mình mẩy đầy vết thương.

Trong một lần gần gũi, cô đã dùng lửa từ nến đốt tóc của Vi Tiểu Bảo, lấy roi vụt lên người chồng, sau đó bị họ Vi quật xuống sàn nhà thì lại gào lên gọi "Quế Bối Lặc". Sau đó, Vi Tiểu Bảo dùng sáp nến nóng đổ lên người cô. Cảnh này trong bản Lộc đỉnh ký (2008) của đạo diễn Trương Kỷ Trung giữa Huỳnh Hiểu Minh (Vi Tiểu Bảo) và Thư Sướng (Kiến Ninh) bị cắt do không phù hợp với văn hóa Trung Quốc.

Cảnh nhạy cảm của Kiến Ninh công chúa (Thư Sướng) và Vi Tiểu Bảo (Huỳnh Hiểu Minh) bị cắt bỏ vì quá táo bạo.

Cảnh nhạy cảm của Kiến Ninh công chúa (Thư Sướng) và Vi Tiểu Bảo (Huỳnh Hiểu Minh) bị cắt bỏ vì quá táo bạo.

Chu Chỉ Nhược

Chu Chỉ Nhược là nhân vật nữ chính trong "Ỷ Thiên Đồ Long ký" của Kim Dung. Nàng có một mối tình ngọt ngào nhưng cũng vô cùng cay đắng, bẽ bàng với Trương Vô Kỵ. Chu Chỉ Nhược là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, trong khi phần đông khán giả cho rằng nàng là một người độc ác và thủ đoạn thì ngược lại cũng không ít người yêu mến và thương cảm.

Chu Chỉ Nhược ban đầu là cô gái thuần hậu và trong sáng.

Chu Chỉ Nhược ban đầu là cô gái thuần hậu và trong sáng.

Chu Chỉ Nhược là trưởng môn nhân đời thứ 4 của môn phái Nga Mi. Ban đầu, nàng là một cô gái có tấm lòng trong sáng, thuần hậu. Tuy nhiên, vì được giáo dục bởi một sư phụ cố chấp và nhẫn tâm là Diệt Tuyệt Sư Thái, cộng với một tình yêu tha thiết bị chối bỏ một cách phũ phàng, Chu Chỉ Nhược đã phải hành động trái với lương tâm của mình, càng trượt dài vào con đường tà ác. Cũng chính vì vậy mà cuộc sống của nàng đầy rẫy những bấn loạn nội tâm.

Nhiều người có thể lập luận rằng Chu Chỉ Nhược buộc phải lừa dối Trương Vô Kỵ vì đã lập lời thề độc với Diệt Tuyệt sư thái. Sư phụ đã ra lệnh, thậm chí dùng cái chết để gây sức ép, đệ tử buộc phải nghe theo. Tuy nhiên, sự thật đâu phải là vậy, Duyệt Tuyệt cấm Chu Chỉ Nhược yêu thương Trương Vô Kỵ nhưng nàng vẫn quyết lấy chàng.

Chu Chỉ Nhược ngày càng trở nên độc ác và điên cuồng.

Chu Chỉ Nhược ngày càng trở nên độc ác và điên cuồng.

Trong cuốn "Bàn về các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung", nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Trần Mặc đánh giá trên thực tế Chu Chỉ Nhược là một người có tham vọng chính trị to lớn. Tham vọng ấy không dừng lại ở chức chưởng môn phái Nga Mi mà Duyệt Tuyệt sư thái đã truyền lại cho nàng. Nếu không có sự xuất hiện của Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược rất có thể sẽ đến được với Trương Vô Kỵ, nhưng chắc chắn họ sẽ không hạnh phúc. Bởi cái Chu Chỉ Nhược cần không phải là một vị phu quân, mà là một kẻ đồng hành trên chặng đường tham vọng.

Nguồn: [Link nguồn]

Hai chấm đỏ trên khóe miệng mỹ nhân nhà Đường liên quan đến việc ”thị tẩm” với vua

Kiểu trang điểm hai chấm đỏ ở khóe miệng không chỉ là cách làm đẹp của phụ nữ thời xưa mà còn liên quan đến chuyện sủng ái giữa hoàng đế với phi tần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, Sohu) ([Tên nguồn])
Mỹ nhân trong phim kiếm hiệp Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN