Môn võ công lợi hại nào trong kiếm hiệp Kim Dung có thể "phân thân"?
Trong thế giới võ hiệp Kim Dung, môn võ công của Lão Ngoan Đồng có thể giúp người luyện võ phân thân và chiến đấu vô cùng ảo diệu.
Trong suốt các tác phẩm kiếm hiệp Kim Dung, Chu Bá Thông không có trận quyết chiến sinh tử nào nhưng vẫn được đánh giá là người sáng tạo ra võ công mạnh bậc nhất. Song Thủ Hỗ Bác là võ công đặc biệt do ông tự nghĩ ra, xuất hiện trong tác phẩm “Anh hùng xạ điêu” và “Thần điêu đại hiệp”. Có thể nói, đây là một bí kíp đặc biệt do cố nhà văn Kim Dung xây dựng, bởi người tinh thông Song Thủ Hỗ Bác có thể "phân thân" để chiến đấu.
Chu Bá Thông là người có tính tình ngây thơ, hay đùa giỡn như trẻ con.
Theo đó, Chu Bá Thông là sư đệ của Vương Trùng Dương và sư thúc của Toàn Chân thất tử. Dưới tay có cả một đám sư đệ nhưng ông vẫn có tâm hồn của một đứa bé ngây thơ. Ngay ngoại hiệu Lão Ngoan Đồng cũng đủ để mô tả đặc điểm tính cách nhân vật Chu Bá Thông. Ông là người sáng chế ra môn Song Thủ Hỗ Bác, môn võ công kỳ dị chỉ dành cho những người có đầu óc hoàn toàn vô tư, trong sáng.
Sau khi Vương Trùng Dương mất, bộ Cửu Âm Chân Kinh được giao cho Chu Bá Thông cất giữ. Tuy nhiên, vì mải chơi, Chu Bá Thông đã để lọt bí kịp võ công khiến giang hồ đổ máu vào tay Hoàng Dược Sư. Khi lên đảo Đào Hoa để đòi lại Cửu Âm Chân Kinh, Chu Bá Thông bị Hoàng Dược Sư đánh gãy chân, nhốt trong trận pháp suốt 15 năm. Khi ở đây, vì không có ai để trò chuyện, Chu Bá Thông mới nghĩ ra lối Song Thủ Hỗ Bác này để chơi đùa lấy tay trái đánh nhau với tay phải, tay trái vẽ hình vuông, tay phải vẽ hình tròn. Môn võ này chỉ có những người có tâm vô tạp niệm mới có thể học.
Chỉ có những người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ như Chu Bá Thông mới học được Song Thủ Hỗ Bác.
Võ công ông đạt đến trình độ kinh người nhưng không hề làm hại đến ai. Theo Chu Bá Thông, võ công của ông vẫn kém Hoàng Dược Sư, Hồng Thất Công, Âu Dương Phong một bậc. Thế nhưng, ông đã luyện thành công phu Song Thủ Hỗ Bác, phân thân giáp kích, lấy hai đánh một thì thiên hạ không còn ai thắng được Chu Bá Thông nữa.
Đây môn võ “phân tâm nhị dụng”, biến một thành hai, chia tâm trí ra làm đôi, một người nhưng là hai người, võ công tăng lên gấp bội. Chính đầu óc ngây thơ, chất phát và lương thiện thì mới học được môn võ công này bởi cái tâm phải tĩnh như nước, không vướng bụi trần, không so đo tính toán với thiên hạ. Những người càng thông minh, càng cơ trí, càng không thể lĩnh hội Song Thủ Hỗ Bác. Hoàng Dung là người cực kỳ lanh lợi, văn võ song toàn nhưng Chu Bá Thông dạy mãi mà chỉ bài tập đầu là hai tay vẽ hai hình khác nhau mà vẫn không học được. Bởi vậy cũng chỉ hai người có đủ các tố chất như thế mới học được Song Thủ Hỗ Bác là Quách Tĩnh và Tiểu Long Nữ.
Video: Tiểu Long Nữ (Lưu Diệc Phi) sử dụng Song Thủ Hỗ Bác đánh bại Kim Luân Pháp Vương và các cao thủ khác.
Ở tác phẩm “Anh hùng xạ điêu”, khi ở đảo Đào Hoa, Chu Bá Thông đã gặp và chỉ dạy cho Quách Tĩnh các môn võ công tuyệt đỉnh như Không Minh quyền, Cửu Âm Chân Kinh và đặc biệt là Song Thủ Hỗ Bác. Cả hai chơi trò bốn người đánh nhau. Tay trái của ông là một người, tay phải là một người khác, hai tay Quách Tĩnh cũng là hai người, bốn người này không ai giúp ai, chia thành bốn phe đánh nhau một trận.
Tiểu Long Nữ cũng được Chu Bá Thông truyền cho Song Thủ Hỗ Bác. Do nàng suốt ngày ở trong Cổ Mộ, lòng vô tạp niệm không nhiễm bụi trần của thế gian. Khi luyện thành nàng phối hợp hai loại kiếm pháp với nhau tạo thành Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp uy lực vô song. Trong “Thần điêu đại hiệp” (2006), Tiểu Long Nữ đã đánh cho Kim Luân phải bỏ chạy. Tay phải của nàng sử dụng “Ngọc Nữ kiếm pháp”, tay trái sử dụng “Toàn Châu kiếm pháp” tạo thành “Song kiếm hợp bích”, một mình đại náo Trùng Dương Cung của Toàn Chân Giáo ở núi Chung Nam, địch cả hàng trăm cao thủ.
Nguồn: [Link nguồn]
Dù sở hữu võ công tuyệt thế nhưng Trương Vô Kỵ, Hoàng Dược Sư cùng nhiều đại cao thủ khác cũng phải bó tay trước các trận pháp lợi hại này.