Mãn nhãn với những màn đấu súng kinh điển trong phim cao bồi
Đó là hương vị không thể thiếu nếu như bạn đã trót nghiện thứ “đồ ăn” điện ảnh về các chàng cao bồi miền Tây hoang dã.
Đối với công chúng nước Mỹ, cao bồi viễn tây là đề tài điện ảnh chưa bao giờ hết lôi cuốn và có sức sống mãnh liệt với thời gian. Còn với khán giả Việt, có lẽ đây là thể loại được đa số phái mạnh yêu thích nhưng chưa có nhiều dịp tìm hiểu về nó. Loạt bài viết Thế giới muôn màu trong phim cao bồi miền Tây sẽ mang đến cho độc giả những góc nhìn thú vị về loại phim đặc sắc này. |
Dòng phim hành động về cuộc chiến đấu và phiêu lưu của những cao bồi miền Tây hoang dã nước Mỹ luôn được xem là một đặc sản của điện ảnh thế giới. Chẳng thế mà trong Kim từ điển, người ta gọi riêng Western (phương Tây, miền Tây) là một “genre”, tức là thể loại, một thể loại điện ảnh riêng biệt mang tên Phim miền Tây.
Cảnh đấu súng truyền thống giữa các cao bồi miền Tây
Top 10 phim cao bồi có cảnh đấu súng thuộc hàng “kinh điển” của điện ảnh Mỹ:
Song khi nói về thể loại phim miền Tây, sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc đến những màn đấu súng rực lửa giữa các cao bồi thiện xạ với nhau, hoặc giữa họ với những tên cướp khét tiếng, vốn là hai thái cực đối lập cạnh tranh tầm ảnh hưởng tại miền Tây nước Mỹ trong suốt lịch sử hàng trăm năm.
Phong thái đặc trưng của các cao bồi khi đấu súng. Trong ảnh là nam chính của “The Great Train Robbery”, bộ phim cao bồi đầu tiên trong lịch sử
Showdown (1993) của đạo diễn Robert Radler quy tụ những ngôi sao khi đó như Kenn Scott, Billy Blanks kể về một sĩ quan cảnh sát của một thị trấn miền Tây đứng ra ngăn chặn cuộc nổi dậy cũng những kẻ xấu. Billy Grant – tên của nhân vật chính – sở hữu kỹ năng bắn súng thượng thừa để tiêu diệt những tên côn đồ.
Cảnh đấu súng truyền thống của các cao bồi viễn Tây được dựng lại trong Showdown:
Điện ảnh nước Mỹ đã đưa vô vàn những hoạt cảnh đấu súng, được gọi là “gunfight” giữa các tay súng – “gunslinger” – với nhau, vào các tác phẩm mang chủ đề về cao bồi.
Đặc trưng của các màn đấu súng là việc 2 hay nhiều đối thủ, chia làm 2 phe, dùng sự chính xác và nhanh gọn của động tác rút súng – nạp đạn – bắn đạn để tước đoạt sinh mạng đối thủ và giành thắng lợi về phía mình.
Động tác rút súng – bắn đạn của các cao bồi bắt buộc phải diễn ra cực kì nhanh và chính xác. Chỉ cần chậm trong tích tắc, họ sẽ phải đổi trả bằng chính mạng sống của mình. Trong các bộ phim cao bồi, điều cuốn hút khán giả nhất chính là khoảnh khắc rút súng trong các màn “shoot out” (đấu súng).
Tuyển tập các pha rút súng nhanh như “Lucky Luke” trong phim cao bồi:
Sở dĩ các màn đấu súng trong phim cao bồi miền Tây lại có sức hút như vậy là bởi sự nguy hiểm và căng thẳng tuyệt đối của “trò chơi” này. Đó là việc người thua gần như chắc chắn sẽ không còn có cơ hội nhìn thấy ánh mặt trời lần thứ 2, còn kẻ thắng cuộc sẽ có được mọi thứ và đặc biệt, đối với những cao bồi, uy danh là phần thưởng đắt giá nhất họ muốn sở hữu.
Cảnh phim Lawman (1971)
Lawman (1971) được xếp vào hàng những bộ phim kinh điển về các chàng cao bồi miền Tây rút súng nhanh hơn cả cái bóng của mình. Phim kể về một cao bồi, người đơn thương độc mã trong cuộc chiến tìm lại công lý. Trong phim, cảnh đấu súng đúng “chuẩn” miền Tây được dàn diễn viên Burt Lancaster, Robert Ryan thể hiện thành công
Cảnh đấu súng trong Lawman:
Cảnh đấu súng lần đầu tiên được đưa vào phim ảnh cũng đồng thời là cảnh có trong bộ phim đầu tiên về cao bồi miền Tây nước Mỹ, The Great Train Robbery (1903). Cho đến nay, hơn 113 năm đã trôi qua, ngay cả trong bộ phim mới nhất về chủ đề này là The Seven Magnificent (2016), mọi căng thẳng xen lẫn thú vị của những màn đấu súng phong cách cao bồi vẫn giữ nguyên sức hút với khán giả.
Dàn diễn viên của The Seven Magnificent 2 phiên bản 1960 và 2016
The Seven Magnificent với cốt truyện kể về nhóm 7 chàng cao bồi miền Tây, những người sở hữu các kĩ năng đặc biệt, không ai giống ai. Họ có những câu chuyện riêng, song tựu chung lại là căm thù cái ác và muốn thiết lập công lý tại vùng đất miền Tây vốn được coi là “vô pháp”
Phim được dựng lại với nhiều phiên bản khác nhau, tuy nhiên 2 phiên bản năm 1960 và 2016 là nổi bật hơn cả. Cảnh đấu súng trong 2 phiên bản được dàn dựng khác nhau song luôn giữ được sự kịch tính và căng thẳng đặc trưng.
Cảnh đấu súng trong The Seven Magnificent (1960):
Cảnh đấu súng trong The Seven Magnificent (2016):
Bộ phim được chọn để bảo quản ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, trong kho lưu trữ các bộ phim được xếp hạng đại diện cho văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ đại diện cho quốc gia vào năm 2013.