Lo ngại khi phim Việt phải dán cảnh báo 'bạo lực, tình dục, khỏa thân'
Thông tư về phân loại, cảnh báo phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành. Một số đạo diễn, nhà sản xuất khẳng định việc đưa ra các tiêu chí phân loại phim, cảnh báo phim là cần thiết. Tuy nhiên, việc hiển thị cảnh báo nếu không được đưa vào một cách khéo léo có thể khiến trải nghiệm xem phim của khán giả thiếu trọn vẹn.
Thông tư 05/2023/TT- BVHTTDL quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo. Thông tư có hiệu lực từ ngày 20/5/2023, quy định không chỉ dán nhãn đối với phim chiếu rạp mà còn yêu cầu hiển thị cảnh báo đối với phim truyền hình, phim chiếu mạng.
Thông tư gồm 6 điều quy định tiêu chí phân loại và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo phim áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim. Quy định về cảnh báo các yếu tố bạo lực, tình dục, chất gây nghiện... là điểm đáng lưu ý của thông tư.
Theo Thông tư của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL), phim phải được hiển thị mức phân loại phim trong quá trình phổ biến, trừ phim phân loại P (Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi).
Cảnh nóng trong phim Kiều @.
7 tiêu chí phân loại phim được nêu tại thông tư bao gồm tiêu chí chủ đề, nội dung, tiêu chí về bạo lực, tiêu chí về khỏa thân, tình dục, tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện, tiêu chí về kinh dị, tiêu chí về ngôn ngữ thô tục, tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước. |
Đạo diễn Lương Đình Dũng cho rằng điện ảnh có tác động khá mạnh mẽ tới đời sống, nhận thức của người xem. Anh khẳng định việc phân loại phim để phù hợp với các lứa tuổi xem phim là hoàn toàn đúng đắn.
Tuy nhiên, anh lo ngại việc hiển thị cảnh báo khiến trải nghiệm xem phim bị ảnh hưởng. "Nếu gắn lên bộ phim một hình hiệu hay bất cứ cảnh báo nào mà người xem có thể nhìn thấy, điều này ảnh hưởng không tốt đến cảm giác xem phim", đạo diễn Lương Đình Dũng nêu quan điểm.
Từ góc độ nhà làm phim, đạo diễn Lương Đình Dũng cho biết quy định pháp luật về phân loại, cảnh báo phim là cần thiết. Anh cho biết nhiều quốc gia có quy định về điện ảnh chặt chẽ, thiếu cởi mở hơn nhiều so với Việt Nam.
"Tôi nghĩ quy định của Thông tư 05 không hạn chế sức sáng tạo của ê-kíp làm phim. Ngược lại, trong khuôn phép phù hợp, sự sáng tạo càng bộc lộ và trỗi dậy. Đơn cử như kinh phí sản xuất, đoàn phim sẽ điều tiết kinh phí phù hợp", đạo diễn Lương Đình Dũng chia sẻ với Tiền Phong.
Quy định về cảnh bạo lực, tình dục, ngược đãi... được nêu cụ thể trong Thông tư của Bộ VHTTDL.
Quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo là bước đầu bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên trước những tác động xấu của phim ảnh, đặc biệt là phim chiếu mạng (web drama).
TS. Nguyễn Tuấn Anh (Viện Nghiên cứu Thanh niên) khẳng định quy định này không chỉ bảo vệ người xem mà còn góp phần giữ vững môi trường làm phim lành mạnh, văn hóa.
“Việc dán nhãn phim bước đầu sàng lọc đối tượng xem phim. Tuy nhiên, chúng ta cần có những công cụ, cơ chế mạnh hơn để chặn những phim không phù hợp với lứa tuổi. Bởi vì đối với tâm lý tò mò, mong muốn khám phá của trẻ những cảnh báo này lại không có tác dụng”, TS. Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ với Tiền Phong.
Để thực sự bảo vệ trẻ trước những tác động tiêu cực của các bộ phim chiếu mạng hiện nay, TS. Nguyễn Tuấn Anh cho rằng cần gia tăng mức độ quản lý, tăng cường công tác dán nhãn, hiển thị mức phân loại phim, đồng thời tăng cường phối, kết hợp với các cơ quan đơn vị khác nhắm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định.
Theo Thông tư 05/2023/TT- BVHTTDL, phim được phổ biến trong rạp chiếu phim phải hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim. Vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim. Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói chậm nhất trong 3 giây ngay sau khi bắt đầu phổ biến phim. Vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim, hiển thị tối đa 3 lần trong quá trình phổ biến phim đối với phim có thời lượng từ 20 phút trở lên. |
Nguồn: [Link nguồn]
Phim xoay quanh câu chuyện ám ảnh về thần giữ của ở Việt Nam.