Kiếm hiệp Kim Dung: Những nhân vật có khinh công ấn tượng nhất võ lâm

Trong tiểu thuyết võ hiệp nói chung và của cố nhà văn Kim Dung nói riêng, khinh công được xem là một môn công phu phổ biến. Mọi nhân vật có võ nghệ cao cường thì khinh công cũng đều ở trình độ thượng thừa có thể mượn sức của cành cây, ngọn cỏ để chạy, nhảy trên đó.

Dưới ngòi bút của cố nhà văn Kim Dung, nhân vật giỏi khinh công thật sự không phải ít, ta có thể kể đến như Vô Danh Thần Tăng, Kiều Phong, Mộc Tang đạo nhân với tuyệt kỹ Thần hành bạch biến, Trương Tam Phong với tuyệt kỹ Thê vân tung… tuy nhiên người khiến bất kì ai hễ nhắc đến khinh công liền nghĩ đến thì chỉ có Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu trong Ỷ thiên đồ long ký, Vạn lý độc hành Điền Bá Quan trong Tiếu ngạo giang hồ, Đoàn Dự trong Thiên long bát bộ và Cừu Thiên Nhận trong Anh hùng xạ điêu.

Vi Nhất Tiếu

Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu.

Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu.

Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu là nhân vật cực kỳ quái dị, ông được Kim Dung khắc họa rất thành công, khiến người ta mỗi khi nghĩ đến thì trong lòng không khỏi sởn cả gai ốc.

Vi Nhất Tiếu là một trong Tứ đại hộ pháp của Minh giáo, xếp hàng thứ tư, nổi danh với khinh công vô địch thiên hạ, hơn nữa còn có bản tính hung ác là hút máu người.

Tác giả Kim Dung cũng từng nói rõ rằng: “Vi Nhất Tiếu là đệ nhất cao thủ về khinh công dưới ngòi bút của ông”.

“Thảo Thượng Phi” chính là lời khen ngợi khinh công thần tốc của ông.

Tuy công lực của ông thua Trương Vô Kỵ, người đã luyện thành Cửu Dương Thần Công và Càn Khôn Đại Na Di, võ công của ông có thể không sánh được với các cao thủ có nội công thâm hậu như: Đoàn Dự, Hư Trúc, v.v… Nhưng ông xuất quỷ nhập thần, đến đi chớp nhoáng, không khác gì quỷ mị, vậy nên người có khinh công nhất là ai, vốn không cần phải suy tưởng thêm.

Khinh công của Vi Nhất Tiếu không chỉ được cao nhân truyền thụ, hơn nữa ngay từ khi sinh ra cốt cách ông đã dị thường, vậy nên khinh công tuyệt đỉnh của ông không chỉ đơn giản là nhờ vào quá trình tu luyện hậu thiên mà thành, phần nhiều do bản năng thiên phú bẩm sinh.

Khinh công của ông ngay cả Trương Tam Phong cũng khen không tiếc lời. Ông vừa mới ra trận, liền cùng với Diệt Tuyệt sư thái so một hồi khinh công, sau khi thắng, cười ha hả một tiếng dài, “lúc này cát vàng bay lên mù mịt, thành một đường dài cuồn cuộn, thanh thế uy mãnh, chẳng khác gì một con rồng vàng dài cả chục trượng, lập tức che khuất cả người y…….”.

Loại khí thế này, trong số cao thủ khinh công tuyệt đối không có người thứ hai. Khinh công của ông không chỉ là đệ nhất dưới ngòi bút của Kim Dung, mà quả thật cũng là đệ nhất trong hầu hết các tiểu thuyết võ hiệp.

Đoàn Dự

Đoàn Dự.

Đoàn Dự.

Lăng ba vi bộ là môn khinh công thượng thừa của phái Tiêu Dao trong Thiên long bát bộ. Ngoài Tiêu Dao Tử nhân vật lĩnh hội và phát huy đến đỉnh điểm thuật khinh công có 1-0-2 này chính là Đoàn Dự, thế tử của nước Đại Lý.

Đoàn Dự tình cờ học được môn khinh công này trong hang động của phái Tiêu Dao và từ đây, chàng dần dần bước đến con đường trở thành một trong số các nhất đại cao thủ trong thiên hạ.

Nhờ có Lăng ba vi bộ mà mặc dù không biết tý võ công nào, Đoàn Dự vẫn giao đấu và đánh bại được Nam Hải Ngạc Thần, nhân vật thứ 3 trong Tứ Đại Ác Nhân, và trở thành sư phụ của tên ác nhân này.

Cũng nhờ Lăng ba vi bộ mà tại lần tương ngộ với nhất đại kiêu hùng Kiều Phong, Đoàn Dự đã chạy thi với vị cao thủ số một đương thời này mà không hề kém cạnh. Chính Kiều Phong đã phải tự thừa nhận “trong khoảng mươi dặm thắng được Đoàn Dự thì không lấy gì làm khó, thế nhưng nếu đi ba bốn chục dặm thì cái cơ hội thắng được chàng sẽ khó mà biết, chạy đến sáu chục dặm trở lên thì mình thua là cái chắc”. Và chính từ đây, vì mến tài Đoàn Dự nên Kiều Phong đã cùng chàng kết bái anh em.

Cừu Thiên Nhận

Thủy thượng phiêu Cừu Thiên Nhận.

Thủy thượng phiêu Cừu Thiên Nhận.

Trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu, ông là Bang chủ Thiết Chưởng Bang, biệt hiệu Thiết Chưởng Thủy Thượng Phiêu, nổi tiếng với tuyệt chiêu Thiết chưởng và công phu Thủy thượng phiêu (môn khinh công đi trên mặt nước).

Theo lý mà nói thì khinh công của Thiết chưởng thủy thượng phiêu Cừu Thiên Nhận cũng cực cao, nhưng ấn tượng của ông ấy lại trước sau chỉ thấy thiết trượng (chưởng sắt) chứ không phải bay nhảy, điều này có thể có liên quan với ngoại hình của ông.

Điền Bá Quan

Điền Bá Quang.

Điền Bá Quang.

Trong Tiếu ngạo giang hồ, nếu nói về võ công thì Điền Bá Quang dù không phải hàng cao thủ võ lâm, nhưng cũng có thể nói là giỏi, lúc mới gặp Lệnh Hồ Xung, Điền Bá Quang vẫn còn trên cơ tay lãng tử này.

Sở trường của Điền Bá Quang thứ nhất là khinh công cực giỏi nên được gọi là Vạn lý Độc hành (vì ít người theo kịp), Bên cạnh đó, tửu lượng vô biên của ông là điều mà giới giang hồ luôn nể phục. Ngoài ra phép khoái đao của Điền Bá Quang rất lợi hại cộng với y là một tên dâm tặc, chuyên đi hãm hiếp phụ nữ, giết người cướp của, không việc gì không làm. Vì thế nên Điền Bá Quang có ngoại hiệu khá dài là “Giang dương đại đạo hái hoa dâm tặc vạn lý độc hành khoái đao Điền Bá Quang”.

Kiếm hiệp Kim Dung: Sự thật về môn võ công đáng sợ của tổng đà chủ Thiên Địa Hội Trần Cận Nam

Tuy ít khi xuất thủ, nhưng với tuyệt kỹ Ngưng Huyết thần trảo, Trần Cận Nam đã được liệt vào hàng những cao thủ nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Anh hùng trong phim kiếm hiệp Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN