Không phải ngẫu nhiên mà Phật Tổ thử thách Đường Tăng và Tôn Ngộ Không tận 3 lần với Bạch Cốt Tinh
Dẫu biết Bạch Cốt Tinh là yêu quái có pháp lực siêu phàm, thế nhưng ngạc nhiên là Tôn Ngộ Không phải mất 3 lần mới tiêu diệt được. Có chuyện gì ở phía sau?
Sau khi rời khỏi Ngũ Trang quán, thầy trò Đường Tăng đến một nơi núi non trùng điệp, nước độc rừng thiêng. Người ta vẫn nói: "Non cao lắm quái, núi hiểm nhiều ma", nơi này có một ngọn núi cao chót vót tên là Bạch Hổ lĩnh, chính là nơi trú ngụ của Bạch Cốt Tinh.
Yêu quái biến ảo khôn lường, may có Ngộ Không kịp thời ngăn lại, nếu không Đường Tăng suýt chút nữa rơi vào nanh vuốt của yêu nữ.
Lần thứ hai, Bạch Cốt Tinh lợi dụng sự yếu đuối của Đường Tăng, hoá thân thành người mẹ già đi tìm con gái.
Lần thứ ba, Bạch Cốt Tinh biến thành ông lão hiền từ hòng qua mặt Tôn Ngộ Không. Nhưng không may cho hắn, Tôn Ngộ Không có Hoả nhãn kim tinh có thể nhìn được những thứ mà người phàm không nhìn được.
Diệt yêu bảo vệ thầy, nhưng cái mà Tôn Ngộ Không nhận được là sự ghét bỏ của Đường Tăng.
Tin người ngoài nhưng Tam Tạng lại không mở lòng với đệ tử của mình.
Thậm chí khi Ngộ Không gọi Thổ Địa, Sơn Thần, khi bộ cốt trắng hiện nguyên hình mà Đường Tăng nhất quyết không nhận sai, nhiều lần niệm chú cản trở đồ đệ.
Có câu: "Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm" cho nên những gì mắt thấy tai nghe rất có thể không phải là điều chân thật.
Cuối cùng, Đường Tăng kiên quyết đuổi Ngộ Không đầy lạnh lùng sắt đá nhất quyết ruồng rẫy.
Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh cũng chính là 3 thử thách lớn mà Đường Tăng phải vượt qua. Đó là Tình – Ái – Dục.
Đường Tăng đã bị chữ "tình" mê hoặc – điều đại kỵ với bậc chân nhân, Đường Tăng mê muội hồ đồ mất đi lý trí.
Đến khi chính mắt nhận thấy sự tình, Đường Tăng bảo thủ không chịu nhận sai, khăng khăng rằng mình đúng đẩy cớ rằng: "Tôn Ngộ Không, nhà người chưa từ bỏ ma tính, ắt không hợp đường Đạo. Ngươi đi đi, ta viết giấy từ nghĩa sư trò".
Ngay giờ phút Đường Tăng đuổi Tôn Ngộ Không là lúc ấy "lý trí" của y đã ra khỏi vòng xoay sinh mệnh. Bản chất của con người vốn yếu đuối, nếu không vượt qua được chính mình thì con đường tu đạo sẽ xa xôi.
Toàn bộ 81 kiếp nạn của Đường Tăng đều do các vị thần Phật an bài để kiểm chứng sự nhất lòng tu đạo của Đường Tăng, bởi vậy, thử thách lần này cũng chính là bài kiểm tra bản tính và nhân cách của nhân vật này.
Đường Tăng quả là một vị sư có lòng nhân ái, yêu thương chúng sinh, đứng trước sắc dục dửng dưng vô cảm. Duy chỉ có chữ Tình vẫn là chấp niệm lớn của ngài.
Chính vì Tình nên nhiều lần Đường Tăng gặp nạn, cũng chính vì Tình mà năm lần bảy lượt Đường Tăng hiểu nhầm Tôn Ngộ Không và đuổi hắn đi.
Đường Tăng đã bao phen rơi vào động quỷ nhưng lần này lại không tin lời Ngộ Không? Đó là bởi Đường Tăng đã để ma tâm sai khiến không chịu tỉnh ngộ ngay cả khi sự thật phơi bày trước mắt.
Hơi có chút động lòng nhưng chỉ cần nghe Trư Bát Giới "đổ dầu vào lửa" là Đường Tăng “nọ khí xung thiên” trở về trạng thái vô lý hết sức.
Còn Tôn Ngộ Không, cứu người trừ yêu là đúng đắn, song Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh đều là "tự mình nhìn thấy, tự mình làm".
Tôn Ngộ Không chỉ nghĩ đến việc bản thân nhìn thấy liền hành động để bảo vệ Đường Tăng mà không để ý đến cảm nhận của ba người còn lại.
Nó không hiểu được rằng, việc mình làm phải để người khác hiểu được, không để tâm đến việc lời nói, hành vi và cách nghĩ của mình có phù hợp với người bình thường hay không, kết quả tạo thành một loại phản tác dụng.
Phật Tổ quả là cao tay khi ra một bài toán khó bắt thầy trò Đường Tăng phải có lời giải đáp chuẩn xác.
Nhưng trong lần này, những điều tốt đẹp của Tôn Ngộ Không đã được minh chứng. Phải ở hoàn cảnh ngặt nghèo, con người ta mới bộc lộ được cá tính.
Đối với Tôn Ngộ Không mà nói, quá trình trải qua 81 kiếp nạn là việc dần từ bỏ ma tính để trở nên từ bi.
Sau khi bị thầy đuổi, Ngộ Không tuyệt nhiên không thay lòng đổi dạ, luôn canh cánh trong lòng rằng: "Quên ơn chẳng phải là quân tử, ơn nghĩa sư phụ bao giờ mới có thể đáp đền? Gặp nơi ma thiêng nước độc, ta đi rồi, ai sẽ bảo vệ sư phụ, ai sẽ diệt quái trừ yêu?".
Chịu nỗi hàm oan nhưng không uất hận, mà chỉ lo nghĩ cho thầy, cũng không oán trách, không tủi phận mình, mà chỉ e "giữa đường dang dở, công quả chẳng thành".
Tâm tư ấy của Tôn Ngộ Không hơn hẳn hai sư đệ Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh, đó cũng chính là lý do khiến thần phật và chúng sinh đưa Tôn Ngộ Không lên cõi niết bàn hoá Phật.
(còn nữa)
Mặc dù thành tinh và có thể sống vạn năm, nhưng Bạch Cốt Tinh vẫn kiên quyết đòi ăn thịt Đường Tăng chỉ vì một lý...