Ai là đệ nhất cao thủ trong thế giới võ hiệp Kim Dung?
Nhân vật này chỉ xuất hiện vài đoạn ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng mạnh mẽ.
Kim Dung không chỉ là một văn sỹ, nhà báo, doanh nhân... mà ông còn được hàng triệu người trên thế giới ngưỡng mộ bởi triết lý sống. Kim Dung tạo nên một thế giới, một chốn nhân sinh quan cùng bao nhiêu ý nghĩa ẩn tàng qua từng câu chuyện. Võ học của ông dạy cả cách làm người.
Từ năm 1955 đến năm 1970, tiểu thuyết gia Kim Dung đã sáng tác 14 bộ tiểu thuyết với hàng trăm nhân vật đủ trình độ, bản lĩnh khác nhau. Xưa nay rất nhiều độc giả, khán giả yêu thích phim và truyện võ hiệp đã đưa ra so sánh võ thuật của các nhân vật.
Tuy nhiên, việc chọn ra một người xứng danh vô địch thiên hạ quả thực không dễ dàng. Bởi trong bộ truyện. Kim Dung lại xây dựng bối cảnh, thời kỳ và nhân vật khác nhau.
Video giới thiệu về Vô tăng thần sư
Chuyện tìm ra một đệ nhất cao thủ trong thế giới võ hiệp Kim Dung khó khăn, nhưng theo người hâm mộ cũng như nhiều tài liệu thừa nhận, nhân vật này là vị sư Thiếu Lâm duy nhất luyện thành 72 tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm.
Vì xuất hiện quá ngắn ngủi một vài đoạn trong "Thiên long bát bộ", nhân vật này thậm chí không hề có tên hay ngoại hiệu mà chỉ được fan kiếm hiệp gọi bằng cái tên "Vô danh thần tăng" (hay Tảo Địa Lão Tăng). Tuy nhiên, ấn tượng mà cao thủ này để lại cho người mê truyện lại vô cùng mạnh mẽ.
Vậy lý do nào khiến nhân vật này vượt qua hàng trăm cao thủ trong tiểu thuyết Kim Dung, được ứng thí ngôi vị đầu bảng?
Kim Dung miêu tả về Vô danh thần tăng với vẻ ngoài bình dị. Đó là một vị sư quét chùa, mặc tăng bào màu xám, địa vị thuộc hàng thấp kém nhất trong Thiếu Lâm Tự. Thế nhưng, ẩn giấu dưới lớp vỏ bọc bình thường ấy lại là một đại cao thủ vượt qua phạm trù võ công trong truyện.
Về võ thuật, vị lão tăng vô danh này đã làm được một việc không tưởng là đánh chết cùng lúc hai danh gia võ học Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn chỉ bằng một chiêu thức nhẹ nhàng. Từ việc phân tích hai đối thủ của Vô danh thần tăng tài năng đến đâu, người ta từ đó khẳng định uy lực của ông xứng danh đệ nhất thiên hạ.
Theo đó, Mộ Dung Bác lại là gia chủ của gia tộc Mộ Dung - một hoàng tộc mất nước đầy tham vọng. Dòng họ này có môn võ Cô Tô Mộ Dung được xem là bá đạo nhất thiên hạ với tuyệt kỹ Đẩu chuyển tinh di, lấy võ công đối phương đánh trả lại chính họ. Người ta đánh người họ Mộ Dung một đòn thì sẽ bị chết dưới chính chiêu thức của mình.
Thế nhưng chỉ với một cái vung tay đơn giản, vị thần tăng đã đánh trúng Thiên Linh Cái của Mộ Dung Bác, dù vị cao thủ này đã kịp thủ thế đủ để "chống lại mọi chiêu thức tấn công trong thiên hạ".
Đối thủ thứ 2 của Vô danh thần tăng là Tiêu Viễn Sơn, cha của Kiều Phong, bang chủ Cái Bang. Ông được mô tả là đại dũng sĩ Khiết Đan có võ nghệ siêu quần, từng thắng thế khi đơn thương độc mã chiến đấu với đông đảo cao thủ Trung Nguyên.
Thời điểm đấu với Vô danh thần tăng, Tiêu Viễn Sơn đã có 30 năm ẩn dật luyện võ công trên ngôi chùa bí ẩn Thiếu Lâm Tự. Thế nhưng, xét về bản lĩnh, ông cũng chỉ ngang sức với Mộ Dung Bác - kẻ thù và địch thủ suốt cuộc đời của mình vừa bị Vô danh thần tăng đánh chết.
Ngoài đối mặt với 2 cao thủ trên, Vô danh thần tăng còn phải chống cự với Kiều Phong - con trai Tiêu Viễn Sơn. Người này đã dùng Hàng long thập bát chưởng uy lực nhất trong các đời bang chủ Cái Bang để dồn sức tung chưởng cứu cha. Cú đánh toàn lực đó chỉ được vị lão tăng khen một câu: Danh bất hư truyền.
Thế nhưng, dù cú đánh toàn lực được vị lão tăng thừa nhận "danh bất hư truyền" nhưng vẫn phải chịu thua. Vô danh thần tăng khi đó đã dùng thân thể chịu Hàng Long thập bát chưởng của bang chủ Cái Bang, kích sát người ngay dưới sự bảo vệ của Kiều Phong.
Đến khi chuẩn bị chữa trị nội thương cho Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác, mặc dù đang mang trọng thương, hai tay ông vẫn xách 2 người gần 200 cân nhưng ông vẫn chạy nhanh hơn Kiều Phong và Mộ Dung Phục. Cũng chỉ cần 1 cái phẩy tay, ông đã đẩy lui được nhất đại cao thủ của nước Thổ Phồn là Cưu Ma Trí.
Bên cạnh võ thuật, một lý do khác khiến nhiều người cho rằng Vô danh thần tăng xứng danh đệ nhất cao thủ trong truyện Kim Dung nằm ở chữ "tình" - tình người.
Sức mạnh của vị thần tăng này nằm ở hành động cứu sống hai kẻ từng bị mình đánh chết và hoá giải cả ân oán trong lòng họ. "Giết người không khó, nhưng giết được những đau khổ, oán thù trong lòng họ mới là điều không tưởng".
Theo Kim Dung, vị lão tăng này đã làm được điều đó không chỉ bằng võ công, mà còn bằng trí tuệ và sự nhân ái. Võ công không chỉ để giết người hay chiến thắng kẻ khác. Vị cao thủ thật sự phải là người dùng võ công của mình làm được những điều phi thường nhất.
Phim kiếm hiệp Kim Dung với hàng trăm bí kíp võ công thượng thừa và hãy xem bạn biết được bao nhiêu trong số này nếu tự...